Tăng cường tính liên kết trong các khâu thuộc chuỗi giá trị ngành chè

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 149 - 150)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

2018

6.2.7. Tăng cường tính liên kết trong các khâu thuộc chuỗi giá trị ngành chè

ngành chè

Trong những năm qua, mặc dù năng suất trong ngành chè khá cao, có nhiều bước cải thiện nhưng thương hiệu và giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam lại đứng sau nhiều nước. Điều này do chè Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chất lượng thấp nên giá bán luôn thấp hơn các nước khác. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất không đảm bảo nên không vượt qua được rào cản phi thuế quan ở nhiều thị trường. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, trong đó bao gồm những bất cập trong khâu tổ chức sản xuất, bất cập kéo dài trong sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Giữa người trồng chè và doanh nghiệp chế biến, giữa doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ không có sự gắn bó khiến sản xuất phát triển không ổn định và thiếu bền vững. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông giúp tăng năng suất, chất lượng chè, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Thông qua đó, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ chè bền vững, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm chè chất lượng cung ứng thị trường.

Hiện nay, đã có cơ chế tạo điều kiện để phát triển các mô hình liên kết hiệu quả như trồng, chế biến và tiêu thụ chè hữu cơ, VietGAP góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng và nâng cao giá trị cho sản phẩm chè. Việc triển khai, hỗ trợ người dân là các thành viên hợp tác xã sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần làm thay đổi về tư duy, nhận thức của người dân trong phương thức và cách thức sản xuất chè an toàn. Từ việc chú trọng vào khâu sản xuất và chế biến, chất lượng sản phẩm chè an toàn, nhiều doanh nghiệp đã dần khẳng định được vị thế, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như hỗ trợ tư vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; đào tạo nghề; hỗ trợ về giống, vật tư, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo mô hình ứng dụng công nghệ cao; tạo vùng nguyên liệu, đưa việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và chế biến; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chuyên canh

tập trung. Tiếp tục mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư quảng bá sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm; đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát, chứng nhận chất lượng nông sản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)