Lý thuyết về ảnh hưởng của các chính sách thương mại đối với xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 47 - 49)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

2.2.2. Lý thuyết về ảnh hưởng của các chính sách thương mại đối với xuất khẩu

đối với xuất khẩu

Để điều hành chính sách thương mại, các chính phủ thường sử dụng hai công cụ chính là là công cụ thuế quan và phi thuế quan. Các công cụ này hoàn toàn có thể tác động tới dòng thương mại một ngành hàng dưới dạng chi phí hoặc rào cản. Từ đó, làm tăng hoặc giảm dòng thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng giữa các quốc gia.

Công cụ thuế quan thường được đưa ra nhằm hạn chế hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào quốc gia của mình, chính phủ của nước đó thường dùng rào cản thuế quan để bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Thông thường các quốc gia áp dụng hai loại thuế quan là thuế quan tuyệt đối và thuế quan tương đối. Theo hình thức thuế quan tuyệt đối nhà nước sẽ xác định một mức thuế tuyệt đối cho mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Với hình thức thuế quan tương đối, nhà nước sẽ xác định một thuế suất tính trên giá hàng hóa nhập khẩu. Nghiên cứu tác động của việc bảo hộ thương mại quốc tế bằng thuế quan, người ta thấy rằng nhờ vào việc đánh thuế giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên cao hơn, do đó các nhà sản xuất trong nước có thể gia tăng được sản lượng ở mức giá đó so với trường hợp tự do thương mại, nhà nước sẽ có một nguồn thu dưới hình thức doanh thu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên người tiêu dùng lúc này bị mất mát phúc lợi vì họ phải trả một giá cao hơn cho hàng hóa tiêu dùng so với trường hợp tự do thương mại.

Công cụ phi thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan (Non - tariff measures - NTM) là các biện pháp chính sách, khác với thuế quan thông thường, có khả năng tác động đến thương mại quốc tế đối với hàng hóa, thay đổi giá hoặc số lượng hoặc cả hai”[125]. Khái niệm NTM rất rộng, NTM trong hàng hóa bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm và đồ uống, người tiêu dùng, người lao động và môi trường đến các biện pháp liên quan đến thương mại hơn theo truyền thống được sử dụng làm công cụ của chính sách thương mại như hạn ngạch, biện pháp thương mại hoặc quy tắc xuất xứ. NTM bao gồm hai cơ chế chính: các

biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT). Các biện pháp NTM ảnh hưởng đến dòng xuất khẩu trên toàn thế giới như thế nào? Về lý thuyết, chúng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến dòng chảy thương mại tùy thuộc vào việc chúng được sử dụng để bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy chất lượng và sự an toàn của sản phẩm của nước xuất khẩu hay hoạt động như một trở ngại cho thương mại hoặc cả hai. Do người tiêu dùng hiện nay thích sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao và chỉ mua hàng khi đáp ứng được các yêu cầu cụ thể, nên xu hướng này có tác động đáng kể đến xuất khẩu hàng hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi hàng hóa được sản xuất với công nghệ hạn chế. Ngoài mục tiêu chính của các NTM như trên, nó còn được sử dụng như một trở ngại cho thương mại quốc tế nhằm bảo vệ nhà sản xuất trong nước. Điều này có thể thấy khi các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ nhà nhập khẩu nhưng không mang lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng như các thủ tục hành chính kéo dài, các tiêu chuẩn hàng hóa được thay đổi liên tục. Đặc biệt, trong trường hợp thông tin về các yêu cầu này không minh bạch, dễ thay đổi và được cung cấp trước cho các nhà sản xuất trong nước và một số nhà xuất khẩu nhất định nhằm gây thiệt hại đáng kể về thương mại của các nước còn lại. Từ đó, hàng hóa từ các nước này sẽ giảm sức cạnh tranh và giảm khả năng thâm nhập tại các thị trường này.

Việc áp dụng các chính sách thương mại như thế nào phụ thuộc lớn vào việc các chính phủ của các quốc gia đang ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại hay bảo hộ mậu dịch. Chỉ một số quốc gia trên thế giới áp dụng chính sách thương mại tự do. Hồng Kông có lẽ là nền kinh tế duy nhất không áp dụng thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Kể từ thời A. Smith, một số nhà kinh tế đã bảo vệ thương mại tự do như một lý tưởng mà chính sách thương mại nên được hướng tới. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chính phủ vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch vì các lý do như: tạo nguồn thu nhập cho các chính phủ, bảo hộ ngành công nghiệp trong nước, duy trì việc làm trong nước. Trước đây, để đạt được mục tiêu bảo hộ nền kinh tế trong nước của mình, các quốc gia thực hiện bằng cách áp đặt thuế nhập khẩu cao, đưa ra hạn ngạch, ngày nay có nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu bao gồm các rào cản liên kết thông quan, thuế nhập khẩu, lệnh cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, ưu đãi xuất khẩu, cứu trợ thương mại khẩn cấp, ưu tiên mua sắm chính phủ, trợ cấp của chính phủ và yêu cầu nội địa hóa, rào cản thương mại kỹ thuật, các biện pháp sở hữu trí tuệ. Dữ liệu từ WTO cho thấy từ tháng 10 năm 2008 đến cuối năm 2015, có hơn 5.000 biện pháp bảo hộ thương mại đã được đưa ra trên toàn thế giới. Như vậy, các xu hướng này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia nhưng việc đo lường nó không phải là điều dễ dàng. Mô hình trọng lực là một công cụ đắc lực để các nhà quản lý ước tính được tác

động thực sự của các chính sách này như thế nào đối với một nền kinh tế hay thậm chí một ngành hàng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 47 - 49)