Thực trạng về xuất khẩu chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 101 - 105)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

4.2.5. Thực trạng về xuất khẩu chè của Việt Nam

Trước năm 2005, chè Việt Nam chủ yếu tiêu thụ trong nước (tỷ trọng sản lượng chè được tiêu thụ trong nước chiếm từ 58 - 77%). Tuy nhiên, từ 2006 đến 2019, sản lượng xuất khẩu của chè Việt Nam luôn chiếm trên 50% (ngoại trừ năm 2018). Sự sụt giảm bất thường về tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2018 do biến động giảm về sản lượng ở nhiều thị trường chủ lực đặc biệt là Pakistan. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong năm này giảm tới 66 % về lượng so với năm 2017. Nguyên nhân cho vấn đề này được cho là là do các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt của Pakistan. Cụ thể, Pakistan đã đưa ra các quy định đối với các nhà xuất khẩu là phải xuất trình giấy chứng nhận mức aflatoxin, quy định này đã khiến các nhà nhập khẩu tại Pakistan giảm lượng mua hàng năm 2018. Bên cạnh đó nhiều thị trường thắt chặt các quy định tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khiến chè Việt Nam khó thâm nhập. Hơn nữa, trong năm này, xuất khẩu sang thị trường chủ lực khác là Nga cũng bị giảm sút mạnh, nguyên nhân bị nghi ngờ là do đồng RUB của Nga mất giá so với USD khiến cho việc xuất khẩu chè sang thị trường này chậm lại. Ngoài ra, các thị trường khác có biến động giảm được cho là do bão hòa thị trường khi cung vượt quá cầu theo xu thế chung của toàn thế giới. Năm 2018, giá trị giao dịch chè toàn thế giới cũng giảm 4% về sản lượng. Như vậy, về cơ bản, sản lượng chè sản xuất của Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu.

Bảng 4.2. Sản lượng tiêu thụ chè của Việt Nam

(Nguồn: [124][126], truy cập ngày 11/4/2021)

Năm Tổng sản lượng (Tấn) Sản lượng xuất khẩu (Tấn) Sản lượng tiêu thụ trong nước (Tấn) Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu 2001 75700 17513 58187 23% 2002 94200 39772 54428 42% 2003 104300 24924 79376 24% 2004 119500 33366 86134 28% 2005 132525 32792 99733 25% 2006 151000 105415 45585 70% 2007 164000 115263 48737 70% 2008 173500 104728 68772 60% 2009 185700 134532 51168 72% 2010 198466 136709 61757 69% 2011 206600 134528 72072 65% 2012 211500 146899 64601 69% 2013 217700 141021 76679 65% 2014 228360 132252 96108 58% 2015 236000 124823 111177 53% 2016 240000 136362 103638 57%

2017 260000 144442 115558 56%

2018 270000 77687 192313 29%

2019 269281 134906 134375 50% Giá trị xuất khẩu chè trong những năm gần đây nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, từ 2012 tới nay có dấu hiệu chững lại. Giá trị xuất khẩu chè năm 2019 đạt 230 triệu USD, tăng 2,17% so với 2018, tăng 2,6% so với 2012 và bằng 4 lần năm 2003.

Biểu 4.9. Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam (Nguồn: [126], truy cập ngày

11/4/2021)

Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về giá trị xuất khẩu nhưng điều đó chủ yếu dựa trên số lượng xuất khẩu, còn giá xuất khẩu chè Việt Nam nhiều năm qua có xu hướng biến động không nhất quán, thiếu ổn định, nhiều năm sụt giảm mạnh. Giá xuất khẩu chè trung bình năm 2019, giảm 36,5% so với 2018, tăng 63,3% so với 2006, giảm 43,5% so với 2005, giảm 61,6% so với 2001.

Biểu 4.10. Giá xuất khẩu chè trung bình hàng năm của Việt Nam (Nguồn: [126], truy cập ngày 11/4/2021)

Giá chè Việt Nam giảm đáng kể sau 19 năm (2001-2019) trong bối cảnh giá chè các nước trên thế giới đều có xu hướng tăng dần và khá ổn định. Cụ thể, từ 2002 đến 2005, giá xuất khẩu chè Việt Nam luôn cao hơn giá chè thế giới. Năm 2005, giá chè Việt Nam cao hơn thế giới 41% với mức giá 3,032 USD/kg. Tuy nhiên, từ 2006 đến

2017, giá chè Việt Nam hàng năm thấp hơn trung bình 54,5% so với giá chè thế giới hàng năm. Năm 2018, cùng với các yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên phần lớn chè Việt Nam không đáp ứng được các điều chỉnh chặt chẽ hơn ở các thị trường quen thuộc nên sản lượng sụt giảm 46%. Hơn một nửa số chè Việt Nam vượt qua được các quy định này có mức giá cao hơn 72% so với 2017 (2,695 USD/kg). Tuy nhiên, sự tăng lên của mức giá không bù đắp được sụt giảm về sản lượng nên dẫn tới giá trị chè năm 2018 giảm 8% so với 2017. Sang 2019, cùng với các điều chỉnh về thị trường tiêu thụ sang các nước châu Á và sản xuất với quy trình tốt hơn, mặc dù giá trung bình giảm xuống 1,710 USD/kg nhưng sản lượng xuất khẩu ổn định trở lại với 135 nghìn tấn.

Biểu 4.11. Giá xuất khẩu chè Việt Nam so với thế giới (USD/tấn)

(Nguồn: [126], truy cập ngày 11/4/2021)

Về thị trường xuất khẩu, chè Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 60 thị trường hàng năm. Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế, xuất khẩu chè Việt Nam chủ yếu tới 12 thị trường: Pakistan, Đài loan, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, UAE, Ấn Độ, Đức, Ba lan, Malaysia, Ả rập Saudi.

Biểu 4.12.: Số thị trường chè được khai thác qua các năm

(Nguồn: [11], truy cập ngày 11/4/2021)

Tổng giá trị xuất khẩu của 12 thị trường này tới Việt Nam trong 19 năm qua đạt 2,6 tỷ USD về giá trị - chiếm đến 81,5% tổng giá trị xuất khẩu tới tất cả các thị trường,

và đạt 1,6 triệu tấn về sản lượng – chiếm 82,5% tổng sản lượng xuất khẩu tới tất cả các thị trường.

Biểu 4.13. Tổng sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang 12 quốc gia

(khu vực) hàng đầu trong 19 năm (từ 2001 đến 2019) (Nguồn: [126], truy cập ngày 11/4/2021)

Xuất khẩu chè của Việt Nam qua các nước châu Á khá ổn định qua các năm và có tốc độ tăng trưởng tốt, mở rộng dần ra. Trong khi đó, thị trường các nước châu Á phát triển như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và đặc biệt là các nước châu Âu (Vương quốc Anh, Pháp, Đức), chè Việt Nam mất dần vị thế qua các năm.

Hình 4.2. Các nước nhập khẩu chè Việt Nam năm 2019

Các thị trường nhập khẩu chè Việt Nam một phần phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, một phần nhằm mục đích chế biến lại và bán lẻ tại các thị trường trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trung bình trên 14 quốc gia nhập khẩu chè Việt Nam thì có 22% sản lượng chè nhập khẩu của các nước này được xuất khẩu lại. Trong đó, mức giá xuất khẩu lại cao hơn giá nhập khẩu 2,6 lần. Lợi thế từ công nghệ chế biến, thương hiệu nổi tiếng giúp các nước phát triển hơn nhập khẩu chè giá thấp dạng thô từ các nước đang phát triển, chế biến và xuất khẩu với mức giá cao hơn nhiều.

Bảng 4.3. Mục đích nhập khẩu chè của một số nước trên thế giới năm 2019

(Nguồn: [124][126] truy cập ngày 11/4/2021)

Quốc gia nhập khẩu Sản lượng Sản lượng xuất khẩu Giá nhập Giá xuất khẩu lại % Xuất

UAE 108593 67492 2976 4371 62% Ba Lan 36213 19070 3219 10652 53% Đức 51162 23104 4642 11181 45% Nam Phi 21924 5973 2042 5204 27% Đài Loan 32321 8797 2485 12761 27% Nhật Bản 31210 5244 5844 27163 17% Mỹ 119356 18275 4083 6809 15% Malaysia 26431 3999 2932 5815 15% Nga 163802 18852 3034 5195 12% Kazakhstan 30508 2939 3695 4006 10% Ma rốc 75605 4249 2914 10496 6% Ả rập Saudi 37607 2049 6715 9601 5% Pakistan 204428 5155 2805 4501 3% Chi lê 31515 597 1840 7206 2% Trung bình 3516.14 8925.79 22%

Như vậy, có thể thấy giá trị xuất khẩu chè Việt Nam những năm qua thiếu ổn định, giá trị thấp, khó thâm nhập được vào các thị trường yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thương hiệu. Chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính. Điều đó chủ yếu do chất lượng chè Việt Nam chưa cao, mẫu mã kém đa dạng, thương hiệu thấp, không đảm bảo được các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chè Việt Nam đang được xuất khẩu dưới dạng thô, dưới dạng nguyên liệu đầu vào. Số liệu cho thấy, nhiều nước tái chế và xuất khẩu lại với mức giá cao gấp nhiều lần giá mua vào từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 101 - 105)