Mô hình trọng lực đối với thương mại và ứng dụng của nó trong phân tích nhân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 54 - 56)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

2.2.4. Mô hình trọng lực đối với thương mại và ứng dụng của nó trong phân tích nhân

trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thương mại ngành

Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu và giải thích thành công mô hình trọng lực đối với thương mại tổng thể như đã đề cập ở trên, nhưng đối với thương mại ngành mới chỉ bắt đầu được giải thích một cách đầy đủ bởi Anderson và Yotov (2010). Cụ thể, theo nghiên cứu này, giá trị thương mại ngành k (có thể ở cấp độ 2 chữ số, 4 chữ số hoặc 6 chữ số) giữa hai nước i và j đã được biểu diễn theo phương trình sau (chi tiết xem phụ lục 4):

, , , ij, , , = k k k i t j t ij t k t k k k t j t i t Y E t X Y P          (công thức 2.3) Trong đó, Xijk là xuất khẩu ngành k từ quốc gia i sang quốc gia j, Yk

i là khả năng sản xuất ngành k của nước i, Ejk là khả năng chi tiêu cho ngành k của nước j, Yk là tổng khả năng sản xuất ngành k của thế giới, tijklà chi phí thương mại song phương, phản kháng đa phương hướng nội (inward multilateral resistance) từ nước I đối với ngành k, Pk

j là phản kháng đa phương hướng ngoại (outward multilateral resistance) từ nước j đối với ngành k.

Đối với thương mại ngành, Anderson và Van Wincoop vẫn giữ nguyên các giả định rằng các sản phẩm được phân biệt theo quốc gia xuất xứ và người tiêu dùng có sở thích xác định đối với tất cả các sản phẩm khác biệt. Trong đó, mỗi loại hàng hóa chỉ được sản xuất bởi một quốc gia và sở thích đối với hàng hóa của một quốc gia được giả định là đồng nhất và đồng nhất giữa các quốc gia nhập khẩu, được xấp xỉ bằng độ co giãn không đổi của chức năng tiện ích thay thế (CES). Vì vậy, trong thương mại ngành, với mức giá nhất định, một quốc gia sẽ tiêu thụ ít nhất một số hàng hóa k từ mọi quốc gia, bất kể thu nhập. Khi đó, tổng nhu cầu nhập hàng hóa k tăng lên thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa k từ nước i cũng tăng lên. Vì lý do này, các nước vốn có nhu cầu nhập khẩu lớn về hàng hóa k (quyết định sẵn bởi sở thích, văn hóa, thói quen, thu nhập), được thể hiện qua tổng chi tiêu cho hàng hóa k sẽ nhập khẩu nhiều hơn các hàng hóa k từ nước i. Tương tự, các quốc gia có lợi thế so sánh hoặc lợi thế tuyệt đối, hoặc lợi thế quy mô, hoặc lợi thế về công nghệ tạo ra sản lượng sản phẩm ngành nghiên cứu lớn hơn thì có khả năng xuất khẩu nhiều hơn. Một số nghiên cứu trên thế giới vẫn thể hiện các tác động cụ thể của ngành hoặc sản phẩm hoàn toàn chỉ bằng tổng sản phẩm quốc nội tổng hợp. Điều này có thể dẫn tới sai lệch đáng kể của mô hình. Quy mô ngành k của nền kinh tế thế giới (cũng chính là tổng khả năng sản xuất ngành k của toàn bộ nền kinh tế thế giới và tổng chi tiêu cho ngành k của nền kinh tế thế giới) cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới khả năng thâm nhập hàng hóa k tại các thị trường như trong mô hình tổng thể.

Tương tự, các nhóm biến thể hiện chi phí song phương và các phản kháng đa phương ảnh hưởng đến giá tương đối trong giao dịch thương mại quốc tế của một ngành hàng cũng cần được đặc trưng theo cấp độ ngành chứ không phải tổng thế chung chung. Điều này đã quá rõ ràng khi vai trò của các biến này trong mô hình là thể hiện các ảnh hưởng về giá tương đối của ngành giao dịch. Các chi phí chung chung, không ảnh hưởng đến giao dịch thì sẽ không có ý nghĩa trong mô hình.

Từ phương trình trọng lực đối với dòng thương mại ngành k từ quốc gia i sang quốc gia j, có thể suy luận ra các nhóm biến ảnh hưởng đến dòng thương mại ngành k từ quốc gia này sang quốc gia kia như sau:

(1)Khả năng sản xuất của ngành k tại quốc gia xuất khẩu (2)Chi tiêu cho ngành k tại quốc gia nhập khẩu

(3)Tổng khả năng sản xuất (tổng chi tiêu) ngành k của thế giới (4)Chi phí thương mại song phương đối với ngành k

(5)Các phản kháng đa phương hướng ngoại ngành k - thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nước xuất khẩu đối với ngành k

(6)Các phản kháng đa phương hướng nội ngành k - thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nước nhập khẩu

Mặc dù là một mô hình đem lại chỉ dẫn vô cùng hữu ích cho các nghiên cứu, nhưng không có nghĩa nó sẽ mang lại một khung lý thuyết chung cho tất cả. Trên thực tế mô hình này đã mô tả khá rõ ràng về dòng chảy thương mại tổng thể và một ngành dựa vào 6 nhóm biến chính ở trên và cho phép định lượng 6 nhóm nhân tố có thể ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại nghiên cứu. Ưu điểm lớn nhất của mô hình này so với các mô hình khác trong phân tích thương mại quốc tế đó là nó có thể cho phép kết hợp phân tích một cách tổng thể nhiều nhân tố lại với nhau (bao gồm cả cung, cầu, chi phí, rào cản, áp lực cạnh tranh từ đối thủ) và định lượng chúng. Tuy nhiên, cũng như những mô hình thương mại khác, mô hình trọng lực cũng được xây dựng trên những giả định nhất định dẫn tới bỏ qua một số vấn đề tồn tại trên thực tế. Một trong số đó là vấn đề bỏ qua sự tương đồng sở thích giữa người tiêu dùng ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu như Linder đã nêu ra ở lý thuyết sự phụ thuộc. Sự bất tương đồng có thể hạn chế dòng chảy thương mại, điều này có thể xuất phát từ sự khác nhau về các yếu tố sản xuất như vốn và trình độ lao động giữa hai quốc gia. Helpman (1999, trang 139) [104] cũng đã khẳng định ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thương mại đã được nhắc tới trong trong mô hình lý thuyết thương mại mới đề xuất bởi Krugman (1980) hoặc Helpman and Krugman (1985) đó là lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale) kết hợp với sự khác biệt hóa sản phẩm và chi phí vận chuyển. Lợi thế theo quy mô, chi phí vận chuyển đã được thể hiện trong cả mô hình trọng lực truyền thống và cấu trúc sau này. Tuy nhiên, các mô hình này đều đã bỏ qua sự khác biệt hóa sản phẩm mà nguồn gốc của nó rất có thể là từ sự khác biệt yếu tố tài trợ (yếu tố vốn, đại diện bởi GDP/người). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định điều này [105][106][107]. Do đó, theo tác giả, các nghiên cứu hoàn toàn có thể cân nhắc các biến liên quan đến sự khác biệt yếu tố tài trợ để đưa vào mô hình và phân tích ảnh hưởng từ các nhân tố này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 54 - 56)