Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý ngành chè

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 150 - 192)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

6.2.8.Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý ngành chè

2018

6.2.8.Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý ngành chè

ngành chè

Nghiên cứu này đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu chè và từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà chức trách liên quan. Qua tìm hiểu của tác giả, Chính phủ nói chung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học – Công nghệ, chính quyền các địa phương là những cơ quan có chức năng chính trong quản lý ngành chè và các vấn đề ngành chè gặp phải. Sự điều hành của bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền các địa phương là rất quan trọng. Nhưng đối với kinh tế ngành, trong đó có ngành chè, cho tới nay, không có một văn bản pháp lý nào quy định về bộ phận chuyên trách từng ngành. Điều đó dẫn tới bất cập nhất định trong quản lý ngành.

Đơn cử như vấn đề, chè là một ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế, nhưng trong những năm gần đây, không một văn bản pháp lý nào đặt ra mục tiêu, chiến lược, định hướng trong ngắn hạn và dài hạn cho Ngành. Sự hoạt động của một ngành hàng của một quốc gia trong nền kinh tế thế giới có thể ví như hoạt động của một tập đoàn đa quốc gia. Thương hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp có thể ảnh hường tới các doanh nghiệp còn lại, sự yếu kém của một tác nhân trong chuỗi có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của các khâu còn lại, chuỗi cung ứng dễ dàng bị đứt gãy nếu một trong các khâu không được chú trọng phát triển. Mối quan hệ liên đới lợi ích và hậu quả yêu cầu các vấn đề đang được đặt ra cho toàn ngành phải được giải quyết một cách toàn diện. Theo đề xuất của tác giả, để làm được điều này, yếu tố cần nhất là một "cơ quan đầu tàu" cho toàn ngành.

Các vấn đề nội tại hiện nay của ngành chè đã được các cơ quan quản lý quan tâm bằng việc ra nhiều văn bản pháp lý và hướng dẫn thực hiện. Nhưng do có quá nhiều cơ quan quản lý, mỗi bộ quản lý mỗi mảng và giải quyết các vấn đề một cách rời rạc nên hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, việc giám sát triển khai, đánh giá kết quả không được đánh giá đầy đủ. Nguồn vốn tài trợ cho các dự án ngành chè không ít nhưng không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm trước hiệu quả của dự án. Vì những lý do đó, việc bầu "nhạc trưởng cho toàn ngành" - một tổ chức có cơ sở pháp lý được trao quyền điều hành, cung cấp nguồn tài chính, có mục tiêu hoạt động và chịu trách nhiệm trước kết quả là việc tối cần thiết.

Thời gian qua, Hiệp hội chè Việt Nam, với vai trò là một tổ chức tổ chức xã hội nghề nghiệp đã làm khá tốt chức năng chính của mình, đó là là tổ chức đại diện cho hội viên thuộc ngành hàng trước pháp luật, trong quan hệ đối nội, đối ngoại, có liên quan đến chức năng của Hiệp hội. Hiệp hội chè còn là là cầu nối giữa nhà nước với

doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành chè; là đại diện của các doanh nghiệp chè trên thị trường chè quốc tế trong các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên trong tranh chấp thương mại quốc tế; là kênh thông tin trong mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Theo ông Nguyễn Kim Phong Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội chè hoàn toàn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng, vừa hạn chế được phiền hà từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, một trong các cam kết quan trọng là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Ðiều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Thông qua Hiệp hội để điều hướng hoạt động của toàn ngành là cách tác động khôn ngoan để hỗ trợ doanh nghiệp trong nhưng vẫn đảm bảo đúng luật, đúng cam kết khi nước ta gia nhập WTO.

Với ý nghĩa to lớn của Hiệp hội, tác giả cho rằng việc phân định một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh hơn, với mục đích hoạt động rõ ràng, bộ máy kiện toàn, nguồn vốn đầy đủ, trao quyền và gắn nghĩa vụ cho Hiệp hội chè Việt Nam có thể là giải pháp tốt trong việc "hội tụ" một cơ quan đầu não cho ngành hàng này. Chỉ khi có cơ quan đầu não đứng ra chuyên trách thì ngành chè mới có thể xây dựng mục tiêu phù hợp, triển khai chiến lược hợp lý, điều hành toàn ngành đi đúng hướng. Từ đó, các giải pháp đưa ra mới có tính thiết thực, hiệu quả.

Trên đây là một số hàm ý chính sách mang tính tổng quát, định hướng, tác giả khẳng định rằng Luận án cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách liên quan, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách trong ngành chè. Tuy nhiên, để các biện pháp đưa ra được hiệu quả thì cần sự quan tâm vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt, toàn diện bằng các biện pháp cụ thể của các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh lại một lần nữa, các chính sách nhà nước chỉ đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng nhằm khai thông dòng chảy thương mại chè. Để đẩy mạnh cường độ lưu thông dòng chảy hơn nữa phải do doanh nghiệp, nhà sản xuất, người trồng chè – những nhân tố tham gia vào dòng chảy quyết định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để thực hiện các mục tiêu của luận án, tác giả tiến hành tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam, xây dựng cơ sở lý luận cho mô hình nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu và phân tích kết quả. Cuối cùng, luận án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu, cụ thể như sau:

1. Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam dựa trên nền tảng chủ yếu bằng mô hình trọng lực cấu trúc, sau đó ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng 5 phương pháp với dữ liệu 18 năm (2001 – 2018), với 5 phương pháp là OLS, FE, RE, PPML, HECKMAN. Và sau đó lựa chọn kết quả theo phương pháp PPML để phân tích kết quả.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới xuất khẩu chè Việt Nam là Sản lượng sản xuất chè của việt Nam, Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP của Việt Nam, Dân số nước nhập khẩu, Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, biên giới chung, Tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước nhập khẩu so với VND, Tư cách thành viên WTO của Việt Nam, Tư cách thành viên ASEAN của nước nhập khẩu, Tư cách thành viên EU của nước nhập khẩu. Các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu chè Việt Nam là Thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, Khả năng sản xuất chè của quốc gia nhập khẩu, Sản lượng sản xuất chè của thế giới, Khoảng cách địa lý, Thuế quan nước nhập khẩu dành cho sản phẩm chè Việt Nam, Hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ. Trong đó:

- Bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản thế giới bằng mô hình trọng lực: Sản lượng sản xuất chè (một loại nông sản) của Việt Nam, Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP, Khả năng sản xuất chè của nước nhập khẩu, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ.

- Bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè thế giới bằng mô hình trọng lực: Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP, Khả năng trồng chè của nước nhập khẩu, Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, Tư cách thành viên của ASEAN, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ.

3. Luận án đã trả lời một số câu hỏi nghiên cứu liên quan đến chính sách của Việt Nam đối với ngành chè như sau:

- Các hiệp định thương mại được không mang lại ảnh hưởng tích cực như dự kiến, ít nhất đối với ngành chè.

- Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thương mại chè của Việt Nam.

- Việc là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu chè Việt Nam.

- Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam có ảnh hưởng tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè ra thế giới.

- Cuối cùng, biến động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến khả năng thâm nhập thị trường thế giới của chè Việt Nam.

4. Dựa trên mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích nguyên nhân gây biến động chè Việt Nam từ 2001 đến 2018.

5. Luận án tiến hành ước tính tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam sang một số nước trên thế giới. So sánh thương mại thực tế và tiềm năng ước tính. Kết quả cho thấy tiềm năng thương mại chè Việt Nam ở một số nước đã khai thác rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thị trường bị bỏ lỡ, chưa khai thác hết tiềm năng. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do các yếu tố ngoài mô hình như tính liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị, chương trình xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, sở thích tiêu dùng chè ở các quốc gia có sự khác biệt, việc điều hành chính sách của của cơ quan quản lý đối với ngành chưa nhất quán.

6. Luận án đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam.

Một số kiến nghị của tác giả về việc thực hiện tiếp theo của luận án:

Luận án thực hiện nghiên cứu định lượng các nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam trên góc độ vĩ mô nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù, sự ảnh hưởng của các nhân tố này là rất quan trọng. Tuy nhiên, dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành chè, cần thiết có thêm các nghiên cứu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và để xuất các giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có các nhân tố khác nằm ngoài khoảng thời gian nghiên cứu (như Sự tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam, Sự bùng phát của đại dịch Covid-19, Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung, hoặc những biến động của kinh tế thế giới). Điều này cần được thực hiện trong các nghiên cứu khác./

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

[CT1]Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ (2021), “Hàm ý chính sách từ việc so sánh Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật đối với chè xuất khẩu của Việt Nam

và EU”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 3/2021, trang 3-6.

[CT2]Ths. Nguyễn Thị Thơ, TS. Nguyễn Văn Nghiến (2021), “Ảnh hưởng của tỷ

giá hối đoái tới xuất khẩu chè của Việt Nam sang Ba Lan”, tạp chí Nghiên cứu Tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính – Kế toán, sô 05 (214) – 2021, trang 44 – 51.

[CT3]Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Văn Nghiến (2021), “Tác động của việc gia nhập

WTO đối với xuất khẩu chè Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12, tháng

4/2021, trang 29-32.

[CT4]Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Văn Nghiến (2021), "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam theo phương pháp tiếp cận bằng mô hình

trọng lực", tạp chí Công thương, số 9, tháng 4/2021, trang 122-134.

[CT5]Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ (2021), “Ảnh hưởng của tiêu chuẩn vệ sinh

an toàn thực phẩm tới xuất khẩu chè Việt nam sang EU”, Tạp chí Nghiên cứu châu

Âu, số 4(247) 2021, trang 100-111.

[CT6]Xuan Hung Nguyen, Thi Huong Do, Thi Tho Nguyen, Thi Lan Anh Nguyen (2021), "Discuss the Selection of Research Variables in Applying Gravity Model

to Analyze Factors Affecting Specific Sector", European Journal of Business and

Management, Vol.13, No.10, pp. 50-55.

[CT7]Duy Nhien Nguyen, Thi Thu Hoai Nguyen, Thi Tho Nguyen, Xuan Hung Nguyen, Thi Kim Thu Do, and Hoai Nam Ngo (2021), "The effect of supply chain finance on supply chain risk, supply chain risk resilience, and performance of

Vietnam SMEs in global supply chain", Uncertain Supply Chain Management 10

(2022), pp. 1-14.

[CT8]Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ (2021), "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam: Phương pháp tiếp cận bằng mô hình

trọng lực", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 292(2), tháng 10/2021, trang 78-86.

[CT9]Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ (2021), "Nghiên cứu tác động ngành của các Hiệp Định thương mại tự do bằng mô hình trọng lực: Trường hợp đối với

ngành chè của Việt Nam", Hội thảo khoa học quốc tế “Xu hướng chuyển dịch

thương mại và chuỗi giá trị xanh”, Ngày 24 tháng 12 năm 2021, Hà Nội - Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]V. Yotov Yoto, Roberta Piermartini, José - Antonio Monteiro, and Mario Larch (2016), "An Advanced Guide to Trade Policy Analysis: The Structural Gravity

Model", managed by WTO Publications.

[2]Sevela M. (2002), “Gravity type model of Czech agricultural export”, Agriculltural Economics 48, pp. 463-466.

[3]Teboho Jeremiah MOSIKARI, Joel Hinaunye EITA (2016), “Determinants of South Africa’s exports of agriculture, forestry and fishing products to sadc: A

Gravity model approach”, Economia Internazionale/International Economics,

2016 Volume 69, Issue 3 – August, 248 - 265.

[4]G. Dlamini1 Sotja, Abdi - Khalil Edriss, R. Phiri1 Alexander & B. Masuku Micah (2016), “Determinants of Swaziland’s Sugar Export: A Gravity Model

Approach”, International Journal of Economics and Finance; Vol. 8, No. 10;

2016. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]Kushtrim Braha, Artan Qineti, Ema Lazorčáková, Jozef Gálik (2016),

Determinants of Albanian Agricultural Export: The Gravity Model Approach”,

Dep Working Paper Series, NO. 3/2016.

[6]Rao Muhammad Atif, Liu Haiyun &Haider Mahmood (2016), “Pakistan's agricultural exports, determinants and its potential: an application of stochastic

frontier gravity model”, The Journal of International Trade & Economic

Development An International and Comparative Review

[7]O. Ouma Duncan (2017), “Intra - Regional Agricultural Exports in the East

African Community”, African Journal of Economic Review, Volume V, Issue I,

January 2017.

[8]Artículos (2018), “A gravity model of trade for nicaraguan agricultural exports”,

Cuad. Econ. vol.37 no.74 Bogotá July/Dec. 2018.

[9]Sokvibol Kea, et al (2019), “Factors Influencing Cambodian Rice Exports: An

Application of the Dynamic Panel Gravity Model”, Emerging Markets Finance

& Trade, 1–22.

[10]Saleh Shahriar, Lu Qian & Sokvibol Kea (2019), “Determinants of Exports in

China’s Meat Industry: A Gravity Model Analysis”, Emerging Markets Finance

and Trade, 55:11, 2544 - 2565.

[11]Wei Xu (2019), “Analysis of Factors Affecting Kiwifruit Export”, E3S Web Conf, Volume 131, 2nd International Conference on Biofilms (ChinaBiofilms 2019)

[12]Agnieszka Sapa, Jolanta Droždz (2019), “Polish Agri-Food Trade With Non-Eu

Countries - A Gravity Model Analysis”, Annals Of The Polish Association Of

[13]Murad Mohammed Baker & Beyan Ahmed Yuya (2020), “Determinant of

Sesame Export Performance in Ethiopia: A Panel Gravity Model Application”,

Turkish Journal of Agriculture - Food Science and Technology, 714 - 720. [14]Rahman, Mohammad Mafizur (2009), "The Determinants of Bangladesh’s

Imports: A Gravity Model Analysis Under Panel Data", Australian Conference

of Economists.

[15]Hatab, Assem Abu, Eirik Romstad, and Xuexi Huo (2010), “Determinants of

Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach”, Modern Economy

01 (03): 134–43.

[16]Idsardi E. (2010), “The Determinants of Agricultural Export Growth in South

Africa”, Paper presented at a conference on AEASA Cape Town, South Africa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pp. 17 - 34.

[17]Bui, Thi Hong Hanh, and Qiting Chen (2015), “An Analysis of Factors

Influencing Rice Export in Vietnam Based on Gravity Model”, Journal of the

Knowledge Economy 8 (3): 830–44.

[18]Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu một số

nông sản Việt Nam", luận án tiến sĩ, Đại học Thái nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 150 - 192)