VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu
4.2.2. Thực trạng về chi phí logistics trong xuất khẩu chè
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. Hoạt động logistics vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm cũng như chất lượng giao hàng của doanh nghiệp cho khách hàng. Chi phí logistics trong sản xuất và tiêu thụ chè ở nước ta vẫn đang ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, có nhiều bất cập của logistics ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và thương mại nông sản. Ðối với vận tải đường biển, theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cước vận chuyển một container 40 feet xuất đi Mỹ là 3.000 USD, cao gấp 1,5 lần so với Trung Quốc (2.000 USD) và 1,2 lần so với Thái- lan (2.500 USD). Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam phải thuê các hãng tàu nước ngoài và mua bảo hiểm hàng hóa của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Hơn nữa, các chi phí dịch vụ cảng biển như phí CFS (hàng lẻ), phí lưu kho bãi, lưu container, phí nâng hạ container, phí điều hành bến bãi, phí vệ sinh container, phí đại
lý vẫn còn cao so với các nước khác. Chi phí vận tải đường bộ cũng là một gánh nặng đối với doanh nghiệp do địa hình phức tạp, hệ thống hạ tầng giao thông kém phát triển, phương tiện vận tải kém chất lượng, phí cầu đường. Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia, nếu cải thiện được những vấn đề này thì doanh nghiệp có thể hạ giá thành vận chuyển ít nhất là 30%.
Sự hấp dẫn về giá cả là một ưu thế cạnh tranh rất lớn của một sản phẩm hàng hóa, bên cạnh sự bảo đảm về chất lượng. Ðể có giá cả hấp dẫn, các chi phí logistic trên một đơn vị sản phẩm phải giảm thiểu tối đa. Ðiều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xuất khẩu chè của Việt Nam khi chúng ta đang bước vào một sân chơi chung, trong một cơ cấu hàng hóa tương đồng với nhiều nước có nền kinh tế mạnh hơn trong khu vực.