Đặc điểm hoạt động cho vay KHDN của các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1 Đặc điểm hoạt động cho vay KHDN của các NHTM

Về cơ bản, hoạt động cho vay KHDN tại các NHTM bao gồm những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng

Cán bộ tín dụng/ quản lý khách hàng sau khi tiếp xúc khách hàng sẽ thực hiện thu thập các thông tin liên quan tới khách hàng, đồng thời thực hiện thẩm định thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cần các thông tin cơ bản sau:

- Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự. - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp: phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh,…

- Tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng: hợp đồng thế chấp, cầm cố,… cùng các giấy tờ liên quan đến việc sở hữu tài sản đảm bảo.

Ở bước này cán bộ tín dụng phải thực hiện phân tích các thông tin chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá nhu cầu vốn và khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai. Nội dung phân tích bao gồm:

- Phân tích phi tài chính: đánh giá năng lực sản xuất, lịch sử quan hệ tín dụng nhằm xác định khách hàng có đủ tư cách và uy tín thực hiện vay tại Ngân hàng không?

- Phân tích tài chính: đánh giá hiện trạng tài chính cũng như dự báo năng lực tài chính của khách hàng trong tương lai để xác định khách hàng có thể vay bao nhiêu và trong thời hạn bao lâu thì phù hợp.

- Xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở các phân tích trên.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Trên cơ sở bước 2, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đồng ý tài trợ hay từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Cơ sở để đưa ra quyết định:

- Các quy định hiện hành của Nhà nước và các cơ quan hữu quan. - Chính sách cấp tín dụng trong từng thời kỳ của Ngân hàng. - Ngân sách cấp tín dụng của từng Ngân hàng.

- Kết quả thẩm định báo cáo đề xuất cấp tín dụng.

Bước 4: Giải ngân

Sau khi có quyết định đồng ý tài trợ vốn, khách hàng sẽ thực hiện việc giải ngân cho khách hàng theo hạn mức nhu cầu vốn đã được phê duyệt, ký kết tại các hợp đồng tín dụng. Việc giải ngân phải có tài liệu chứng mình mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, đúng mục đích tài trợ vốn và đúng theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, định kỳ kiểm tra tài sản đảm bảo

cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp để đánh giá lại mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ, kịp thời có những ứng xử phù hợp.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng

- Thu nợ.

- Tái xét việc tài trợ vốn vay và định hạng tín dụng.

- Xử lý nợ quá hạn và nợ có vấn đề về khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)