Các giải pháp hoàn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 98 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2 Các giải pháp hoàn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro

Các giải pháp về thiết lập mục tiêu

Để đáp ứng nhu cầu kiểm soát rủi ro, chi nhánh cần thiết lập mục tiêu và chiến lược gắn liền với chu trình kiểm soát rủi ro bằng cách mở rộng các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ đủ 8 yếu tố: môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá phản ứng, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyển thông, giám sát.

Nâng cao khả năng nhận dạng sự kiện tiềm tàng

Thực hiện nâng cao việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, cần thành lập các tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo trực thuộc Phòng QLRR với mục tiêu:

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kết các dấu hiệu nhận biết rủi ro trong từng giai đoạn, thời kỳ đối với từng sản phẩm tín dụng nhằm phổ biến cho toàn thể các cán bộ liên quan đến công tác tín dụng, nâng cao khả năng nhận biết, hạn chế gây rủi ro cho ngân hàng.

- Đưa ra các báo cáo phân tích những thông tin liên quan để đánh giá khái quát về những sự kiện, xu hướng trong tương lai,… có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng nhằm đưa ra các cảnh báo rủi ro có khả năng xảy ra.

- Thực hiện việc đánh giá các tổn thất liên quan đến việc xử lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay nhằm xác định xu hướng và nguyên nhân,

lấy ý kiến thảo luận để xây dựng một kế hoạch tổng hợp để ứng phó các rủi ro sắp xảy ra.

- Đưa ra định hướng chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng trách rủi ro, tránh các phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản trị rủi ro.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro

Việc sử dụng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng của công tác cho vay khách hàng chưa thật sự đàm bảo, tiềm ẩn rủi ro nếu cán bộ quản lý khách hàng đánh giá thiếu khách quan các chỉ tiêu phi tài chính vì mục đích duy trì hạn mức, đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh được giao. Do đó, cần kết hợp mô hình định lượng vào việc xác định rủi ro theo Basel dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB. Xác lập các hồ sơ theo dõi dữ liệu quan hệ tín dụng của khách hàng, để có thể tính toán tổn thất dự kiến xảy ra đối với ngân hàng trên cơ sở các dữ liệu quá khứ và các giả định phù hợp.

Cần rà soát các quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng như các quy trình về thẩm quyền phê duyệt giúp nhận diện sớm rủi ro, đánh giá rủi ro, sử dụng các công cụ đo lường thiệt hại, tổn thất. Từ đó đưa ra các phương án, giả định cách thức phản ứng rủi ro để tránh tình trạng bị động khi rủi ro xảy ra nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại cho chi nhánh nói riêng và hệ thống nói chung. Các Ban của Hội sở chính cần nghiên cứu các sản phẩm phù hợp đặc điểm đối tượng vùng miền, ngành nghề với mục đích đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp khắc phục các khó khăn tạm thời nhưng phải đảm bảo kiểm soát kịp thời các rủi ro có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)