Các giải pháp về nâng cao hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 99 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.3 Các giải pháp về nâng cao hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm

nhiệm vụ

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quy trình tín dụng và

Hiện nay, theo quy trình chung của BIDV Việt Nam thì cán bộ quản lý khách hàng vừa là người tìm kiếm khách hàng, thẩm định tài sản và đề xuất cấp tín dụng. Một cán bộ QLKH không thể có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định giá trị tài sản, đặc biệt là các máy móc thiết bị chuyên dụng và bất động sản, dễ dẫn tới việc định giá không chính xác hay thông đồng nâng cao giá trị tài sản đảm bảo so với thực tế. Do đó, Hội sở chính cần khuyến nghị chi nhánh thực hiện việc ký kết với các công ty định giá độc lập theo các danh sách đã được Hội sở chính định kỳ hàng năm đưa ra để việc định giá được minh bạch và đảm bảo; đồng thời công việc thiết lập và kiểm tra các Hợp đồng thế chấp cần có bộ phận độc lập, có hiểu biết về luật pháp tranh chấp để thiết lập và điều chỉnh phù hợp trên cở sở Hợp đồng mẫu tham khảo của Hội sở chính.

Việc thực hiện nghiêm túc các quy trình tín dụng mặc dù cần uyển chuyển phù hợp với từng đối tượng khách hàng quan hệ nhưng phải đảm bảo tính nhất quán và đầy đủ các bước theo quy định, không bỏ qua bất cứ yếu tố rủi ro. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn và có dấu hiệu rủi ro thì cần giám sát chặt chẻ các điều kiện thực hiện, tránh tình trạng bỏ qua vì bất kỳ lý do nào.

Kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các

khoản vay

Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay cần được thực hiện nghiêm túc theo quy định với mục đích:

- Đảm bảo cho ngân hàng luôn nắm rõ hiện trạng tài chính cũng như thực trạng tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Công tác giải ngân đảm bảo tuân thủ theo hợp đồng, các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền phù hợp.

- Đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Có biện pháp ứng xử, phù hợp, kịp thời trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn và đầy đủ.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay cần thực hiện trên các khía cạnh:

- Giám sát việc luân chuyển dòng tiền của khách hàng thông qua tài khoản tiền gởi tại ngân hàng.

- Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ và các báo cáo nhanh.

- Kiểm tra thực tế tại các địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kết hợp kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.

- Giám sát hoạt động của khách hàng thông quan các mối quan hệ và các kênh thu thập thông tin khác.

Kết quả công tác sau cho vay cần được lập thành văn bản báo cáo cho lãnh đạo, cũng như bộ phận quản lý rủi ro theo dõi, đánh giá để có ứng xử kịp thời, phù hợp.

Tất cả các công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay cần được thực hiện nghiêm túc, đúng định kỳ và có sự giám sát của lãnh đạo các bộ phận và phòng quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)