Giải pháp hỗ trợ từ bên trong ngân hàng BIDV Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 103 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Giải pháp hỗ trợ từ bên trong ngân hàng BIDV Bình Định

Để có thể thực hiện triển khai việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng theo hướng quản trị rủi ro do Hội sở chính thực hiện thì tại chi nhánh Bình Định cần phải:

- Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin rủi ro cho việc đo lường rủi ro; tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chí dự đoán vỡ nợ theo yêu cầu của Basel II. Đồng thời tuân thủ các quy trình đã được thiết lập.

- Bộ phận liên quan đến công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính trong việc phát triển các mô hình đo lường rủi ro, xây dựng hạn mức, chính sách và quy trình như quy trình phê duyệt, cảnh báo sớm, quản lý nợ có vấn đề và thu thập dữ liệu tổn thất.

- Áp dụng các mô hình rủi ro trong việc đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định kinh doanh. Cụ thể chi nhánh cần áp dụng các mô hình xếp hạng tín dụng trong việc ra quyết định về hạn mức tín dụng, phân quyền và định giá khoản vay; áp dụng kết quả các mô hình xếp hạng tín dụng trong việc ra quyết định theo dõi khách hàng, phân loại tài sản, quản lý danh mục và quản lý hạn mức.

Ngoài ra, đối với công tác nhân sự tại chi nhánh cần thực hiện việc luân chuyển định kỳ theo đúng quy định, bổ sung nhân sự tại các bộ phận quan trọng trong quá trình giám sát khoản vay. Cán bộ quản lý rủi ro phải có thời gian tối thiểu 5 năm trải qua các nghiệp vụ thực tế công tác tín dụng và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)