Nhận diện và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 75 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2 Nhận diện và đánh giá rủi ro

Xác định mục tiêu

 Tầm nhìn định hướng đến năm 2030 của BIDV Việt Nam: - Phấn đấu năm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á.

- Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hiện đại có đủ trình độ, năng lực vận hành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầy đủ, có sức cạnh tranh vào, tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

 Mục tiêu hoạt động:

- Kiên quyết, quyết tâm phấn đấu trở thành Ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 về sự hài lòng của khách hàng được đo lường bởi tổ chức độc lập, có uy tín.

Trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu của Hội sở chính, căn cứ vào thực tế tại chi nhánh, trong tất cả các hoạt động kinh doanh hiện tại của BIDV Bình Định thì hoạt động cho vay KHDN hiện tại mang lại nguồn thu cao nhất, nhưng cũng là đối tượng có nhiều rủi ro nhất. Do đó, Ban giám đốc chi nhánh xác định duy trì hoạt động cho vay KHDN, cần phải đẩy mạnh công tác phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như các sản phẩm bán lẻ cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp đang quan hệ, phù hợp với mục tiêu chung của hệ thống là nguồn thu chính phải từ các sản phẩm dịch vụ, giảm dần từ hoạt động cho vay.

BIDV Bình Định có xây dựng mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ cho đối tượng KHDN theo từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, định hướng mục tiêu này được thiết lập trên cơ sở định hướng của ngành và phải phù hợp với việc phát triển thực tế kinh tế tại địa phương. Ban giám đốc đã xây dựng mục tiêu phát triển trong dài hạn. Các mục tiêu này đã bám sát các mục tiêu dài hạn của Hội sở chính, Chi nhánh hiện tập trung phát triển các khách hàng FDI và các khách hàng xuất nhập khẩu nhưng vẫn còn lan man, không có tính trọng điểm vào một số ngành nghề cụ thể; sản phẩm dịch vụ vẫn còn phụ thuộc vào các chương trình và sản phẩm do Hội sở chính đưa ra, gần như là áp dụng toàn bộ mà chưa có sự chuyên biệt theo đặc trưng vùng miền.

Tuy nhiên các chiến lược phát triển dài hạn chủ yếu được biết đến ở các bộ phận quản lý cao cấp, trong khi nhân viên lại ít biết đến. Do đó, đa phần cán bộ của chi nhánh làm công tác tín dụng vẫn tập trung nhiều vào việc tăng trưởng tín dụng.

 Kết quả khảo sát

Bảng 2.7:Bảng tổng hợp khảo sát "Xác định mục tiêu"

Xác định mục tiêu 1 2 3 4 5

1 Hoạt động cho vay KHDN hiện tại mang lại hiệu quả cao nhất trong các sản phẩm dịch vụ tại BIDV Bình Định

11% 34% 34% 21%

2 Tất cả cán bộ của BIDV Bình Định đều nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng

44% 45% 11%

3 BIDV Bình Định xây dựng mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ cho đối tượng KHDN theo từng giai đoạn cụ thể?

10% 11% 11% 47% 21%

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV Bình Định

Kết quả khảo sát thể hiện có 11% ý kiến không đồng ý, 34% ý kiến trung lập, 34% ý kiến đồng ý và 21% ý kiến rất đồng ý với câu hỏi khảo sát về “hoạt động cho vay KHDN hiện tại mang lại …..”.

Về câu hỏi “tất cả cán bộ của BIDV Bình Định … nghiệp vụ tín dụng” đã nhận được 44% ý kiến trung lập, 45% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Kết quả khảo sát câu hỏi “BIDV Bình Định xây dựng … theo từng giai đoạn cụ thể” nhận được 11% ý kiến hoàn toàn không đồng ý, 11% ý kiến không đồng ý, 11% ý kiến trung lập, 47% ý kiến đồng ý và 20% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống đã hỗ trợ chi nhánh dự đoán, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận diện và đánh giá tác động, đưa ra các giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng nói chung và cho vay KHDN nói riêng.

 Nhận diện dấu hiệu rủi ro: Định kỳ 2 tháng sẽ có các báo cáo thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp như các báo cáo giao dịch nghi ngờ, báo cáo quản lý rủi ro tác nghiệp … yêu cầu các thông tin rà soát về định giá TSĐB, thông tin bảo hiểm, thông tin về tính hợp pháp, hợp lệ của TSĐB, về độ rủi ro của các khoản vay (tỷ lệ TSĐB/khoản vay), các khoản vay quá hạn,… Các báo cáo này xác định tình trạng lỗi hay không lỗi của các dấu hiệu rủi ro nghi ngờ được Hội sở chính đưa ra và tình trạng khắc phục để có thể nhận biết rằng các cán bộ QLKH, cán bộ tác nghiệp có quản lý được thực trạng khách hàng quản lý và đã có giải pháp khắc phục hay chưa hay không quản lý được thực trạng các rủi ro này. Lãnh đạo phòng sẽ xem xét kết quả tổng hợp, đánh giá kết quả thống kê của cán bộ, đồng thời gởi về Phòng quản lý rủi ro. Phòng QLRR thực hiện tập hợp đánh giá toàn chi nhánh, trình Ban giám đốc phê duyệt, gởi về Hội sở chính.

Với việc nhận diện dấu hiệu rủi ro hiện nay theo các báo cáo định kỳ của Hội sở chính được thực hiện tại chi nhánh, tác giả nhận thấy việc nhận diện này chủ yếu đánh giá các rủi ro quá khứ, đã xảy ra, chưa có định hướng hỗ trợ nhận diện các rủi ro có khả năng xảy ra trong tương lai, chỉ thực hiện đánh giá chủ yếu các lỗi rủi ro tác nghiệp như thông tin có nhập đầy đủ theo quy trình hay không… có một số yếu tố không phù hợp với thực tế.

Ngoài ra, Chi nhánh Bình Định cũng đã thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ đối với tất cả các khách hàng doanh nghiệp. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để hỗ trợ Ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, đánh giá các yếu tố rủi ro thông qua các chỉ tiêu

tài chính, phi tài chính nhằm phân loại khách hàng trước khi đưa ra các quyết định về việc cấp tín dụng và các chính sách về lãi suất, dịch vụ áp dụng cho khách hàng.

Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất (mặc dù có hoặc không có TSĐB) cho chi nhánh cũng như hệ thống. Một số nguyên nhân chủ yếu trong rủi ro tín dụng hoạt động cho vay KHDN như:

- Nguyên nhân khách quan: rủi ro do môi trường kinh tế (tình hình tăng trưởng kinh tế, quan điểm phát triển kinh tế từng thời kỳ hay các tác động ảnh hưởng chung của kinh tế thế giới và khu vực…); rủi ro do môi trường chính trị pháp luật (thay đổi các chính sách về tín dụng, các chính sách đầu tư,..); các nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, bão lụt, dịch bệnh,…).

- Nguyên nhân chủ quan: không đánh giá hoặc đánh giá không đầy đủ năng lực tài chính, quản lý của khách hàng; tập trung dư nợ vào một số khách hàng lớn, khách hàng cố tình đưa thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh…

Tại chi nhánh Bình Định, việc đánh giá rủi ro hiện nay có một số đặc điểm sau: công tác thẩm định tình hình tài chính trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin chính thống tương đối tốt (định hạng tín dụng, thông tin từ hệ thống CIC4, thông tin từ báo cáo của các sở ban ngành,…), có danh mục đối tượng ngành nghề hạn chế cho vay trên cơ sở các văn bản pháp lý liên quan đến định lượng rủi ro. Nhưng việc đánh giá rủi ro trên cơ sở định hạng tín dụng nội bộ vẫn còn nhiều bất cập như: chỉ tiêu tài chính (các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không được kiểm toán đặc biệt là các doanh có quy mô lớn, độ tin cậy các số liệu không có cơ sở kiểm chứng,…), các chỉ tiêu phi tài chính: đối với

các lĩnh vực khác nhau đã có sự khác biệt nhưng chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt; vì là yếu tố phi tài chính nên việc chấm điểm của cán bộ QLKH cũng mang tính chất cảm tính, thiếu cơ sở xác thực nên việc đánh giá rủi ro dễ bị can thiệp, không tạo được cơ sở dữ liệu tích lũy, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.

Ngoài ra, dư nợ tín dụng tại chi nhánh hiện nay tập trung cao vào một số khách hàng lớn, trong đó 10 khách hàng lớn nhất của chi nhánh có tổng dư nợ chiếm 40% dư nợ chi nhánh. Trong khi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cho vay chưa đồng đều, khách hàng có dư nợ lớn chỉ do một hoặc 1 số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm phụ trách mà không có sự luân chuyển. Đây là vấn đề trăn trở nhiều nhất của Ban giám đốc chi nhánh.

 Kết quả khảo sát

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp khảo sát "Rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN"

Rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN 1 2 3 4 5

1 BIDV có danh mục đối tượng ngành nghề hạn chế cho vay

10% 45% 45%

2 Năng lực tài chính/ quản lý của khách hàng yếu

58% 21% 21%

3 Khách hàng cố tình che dấu thông tin/đưa thông tin sai lệch về tình trạng hoạt động sxkd

45% 34% 21%

4 Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn nên rủi ro cao.

21% 21% 58%

5 Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ chưa đạt so với yêu cầu thực tế.

6 Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thực hiện công tác cho vay KHDN chưa đạt yêu cầu.

34% 45% 21%

7 Các yếu tố khách quan (như thiên tai, dịch bệnh,..) ảnh hướng tiêu cực đến hoạt động SXKD của DN vay vốn.

34% 34% 32%

8 Môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, suy thoái kinh tế) ảnh hướng tiêu cực đến hoạt động SX kinh doanh của DN vay vốn.

45% 55%

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV Bình Định

Câu hỏi khảo sát ”BIDV có danh mục đối tượng ngành nghề hạn chế cho vay” nhận được 10% ý kiến trung lập, 45% ý kiến đồng ý và 44% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Câu hỏi khảo sát “Năng lực tài chính/quản lý của khách hàng yếu” nhận được 58% ý kiến trung lập, 21% ý kiến đồng ý và 21% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Câu hỏi “Khách hàng cố tình che dấu thông tin….sản xuất kinh doanh” nhận được 45% ý kiến trung lập, 34% ý kiến đồng ý và 21% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Câu hỏi “Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn nên rủi ro cao” có kết quả trả lời là 21% ý kiến trung lập, 21% ý kiến đồng ý và 58% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Câu hỏi “Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ chưa đạt so với yêu cầu thực tế” nhận được 45% ý kiến trung lập và 55% ý kiến đồng ý.

Câu hỏi “Trình độ, kinh nghiệm ,,, chưa đạt yêu cầu” nhận được 34% ý kiến không đồng ý, 45% ý kiến trung lập và 21% ý kiến đồng ý.

Câu hỏi”Các yếu tố khách quan… DN vay vốn” có 34% ý kiến trung lập, 34% ý kiến đồng ý và 32% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Câu hỏi “Môi trường kinh tế …. DN vay vốn” có 45% ý kiến trung lập, 55% ý kiến đồng ý.

2.4.3 Các hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm vụ

 Quy trình cho vay KHDN tại BIDV đã được xây dựng khá đầy đủ và kỹ càng nhằm đảm bảo tính độc lập của các quá trình xét duyệt cho vay tách bạch thành các khâu cụ thể: đề xuất, giải ngân, lưu trữ hồ sơ tín dụng. Tại mỗi khâu đều có quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của từng cán bộ và lãnh đạo kiểm soát.

BIDV Bình Định ban hành đầy đủ các quy định vể việc xét duyệt và ủy quyền phê duyệt cụ thể cho từng cấp lãnh đạo phụ trách trong quá trình cho vay KHDN.

Mặc dù các quy trình đã quy định cụ thể việc kiểm tra giám sát và phân tích tài chính định kỳ nhưng việc thực hiện hầu như chưa đầy đủ. Quá trình phân tích còn lược giản, bỏ qua nhiều yếu tố định tính cũng như định lượng do hạn chế về thông tin cần thiết, dẫn tới việc phân tích năng lực khách hàng chưa khách quan, đầy đủ. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đa phần không kiểm toán do đó khó xác định được tính trung thực của báo cáo.

Công tác kiểm tra giám sát giải ngân vốn vay trước, trong và sau cho vay vẫn chưa thực hiện đảm bảo, mang tính chất hình thức, chủ yếu do tâm lý e ngại khách hàng,…

Bộ phận theo dõi và xử lý rủi ro tín dụng chưa chuyên nghiệp, chủ yếu làm công tác thống kê các lỗi rủi ro, chưa thực hiện công tác dự báo. Nhân sự làm công tác quản lý rủi ro chưa trải qua thời gian làm tác nghiệp quản lý khách hàng, do đó việc nhận diện và xử lý rủi ro chưa có tính hữu hiệu.

Công tác xử lý rủi ro chậm và kéo dài do các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau như trình tự thủ tục pháp lý, trình tự xử lý TSĐB,…

- “Việc thực hiện kiểm soát … đã được thực hiện nghiêm túc” có kết quả khảo sát như sau:

“Quá trình tiếp nhận hồ sơ,… nghiệp vụ cho vay KHDN” có 11% ý kiến trung lập, 68% ý kiến đồng ý và 21% ý kiến hoàn toàn đồng ý. Các bước thực hiện theo quy trình trong quá trình trước giải ngân đều được thực hiện.

“Việc giám sát giải ngân vốn vay….” có 55% ý kiến đồng ý, 45% ý kiến trung lập chứng tỏ việc kiểm tra giám sát trước, trong và sau có thực hiện. “Công tác kiểm tra giám sát và phân tích…” có 21% ý kiến không đồng ý, 21% ý kiến trung lập, 47% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

- Hoạt động kiểm soát vẫn còn các hạn chế ở các điểm:

“Phương pháp tổ chức thẩm định, đánh giá rập khuôn” có 55% ý kiến đồng ý và 45% ý kiến trung lập.

Thông tín cần thiết…còn thiếu và yếu” có 11% ý kiến không đồng ý, 34% ý kiến trung lập và 45% ý kiến đồng ý.

”Việc phân tích năng lực của khách hàng chưa đầy đủ” có 11% ý kiến không đồng ý, 34% ý kiến trung lập và 45% ý kiến đồng ý.

”Trình độ của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu” có 21% ý kiến không đồng ý và 79% ý kiến trung lập.

” Việc kiểm tra giám sát… mang tính hình thức” có 34% ý kiến trung lập, 55% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

”Công tác quản lý tài sản bảo đảm tiền vay chưa hiệu quả” có 66% ý kiến trung lập và 34% ý kiến đồng ý.

”Báo cáo tài chính … không được kịp thời” có 10% ý kiến không đồng ý, 11% ý kiến trung lập, 68% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

”Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ…. rủi ro từ khách hàng” có 21% ý kiến không đồng ý, 47% ý kiến trung lập, 21% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

- Hoạt động xử lý rủi ro gặp một số khó khăn:

”Hồ sơ xử lý nợ nhiều và phức tạp” có 10% ý kiến không đồng ý, 34% ý kiến trung lập, 45% ý kiến đồng ý và 11% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

“ Việc xử lý nợ phải qua nhiều bộ phận, cơ quan, ban ngành khác nhau, thẩm quyền xử lý của Chi nhánh còn hạn chế” có 34% ý kiến trung lập, 34% ý kiến đồng ý và 32% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

”Tại BIDV Bình Định đã có … chuyên nghiệp” có 55% ý kiến không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)