0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Lí luận về người làm tham vấn tâm lí

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 -30 )

Có hai chủ thể tham gia vào quá trình tham vấn tâm lí. Chủ thể thứ nhất là những người được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về tham vấn tâm lí

hoặc cũng có thể là người tham vấn bán chuyên nghiệp, gọi chung là NLTVTL

hay người làm tham vấn. Chủ thể thứ hai tham gia vào mối quan hệ tham vấn là người có vấn đề cần được tham vấn, được gọi là thân chủ.

Tại Việt Nam, NLTVTL có thể là chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, những NLTVTL chuyên nghiệp được đào tạo một cách bài bản không nhiều, đa số là những cử nhân tâm lí giáo d c, họ được đào tạo chủ yếu hướng đến hoạt động giảng dạy. Để NLTVTL có thể thực hành tham vấn, họ phải vừa làm vừa tự học để nâng cao khả năng của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành nghề. Những NLTVTL bán chuyên nghiệp là người sử d ng tham

vấn như một phần trong công việc của mình dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng tham vấn nhất định đã được trang bị. Họ có thể là y tá, bác sĩ, giáo viên, nhân viên công tác xã hội... Như vậy, không phải ai làm tham vấn đều được đào tạo bài bản. Vì tính chưa chuyên nghiệp của đội ngũ tham vấn nên người nghiên cứu không dùng thuật ngữ nhà tham vấn mà chọn thuật ngữ NLTVTL. (Võ Thị Tường Vy, 2013)

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu hiểu thuật ngữ NLTVTL là những người thực hành tham vấn tâm lí chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.

1.3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong tham vấn

- Bảo mật

Mỗi cá nhân đều có quyền sở hữu những gì thuộc về bản thân mình, do đó thông tin mà thân chủ cung cấp cho NLTVTL cần phải được giữ bí mật và thân chủ có quyền trông đợi một mối quan hệ tin tưởng với NLTVTL để họ có thể chia sẻ những vấn đề riêng tư của mình.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Khi nội dung của quá trình tham vấn được thân chủ cho phép tiết lộ, hoặc với thông tin cần được thông báo để đảm bảo an toàn cho thân chủ hoặc người khác, hoặc thông tin mà thân chủ tiết lộ có liên quan đến pháp luật.

- Chấp nhận thân chủ

Chấp nhận ở đây là chấp nhận một cách vô điều kiện con người thân chủ như họ vốn là. NLTVTL cho phép mình hiểu thân chủ chứ không phán xét hay thẩm định giá trị của họ. Điều này làm tăng cường sự tin tưởng, mối thiện cảm giữa thân chủ với NLTVTL trong quá trình tham vấn, giúp họ hợp tác và đẩy nhanh tiến trình chữa lành.

- Không gắn mình vào mối quan hệ cá nhân với thân chủ

Mối quan hệ giữa NLTVTL và thân chủ là mối quan hệ nghề nghiệp duy nhất có thể có, không mối quan hệ nào khác được có bên cạnh mối quan hệ

này. Bởi nếu trong quá trình tham vấn có những mối quan hệ hai chiều khác, bất kể là mối quan hệ xã hội, cũng có thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan của NLTVTL.

- Thân chủ là chuyên gia của cuộc đời họ

Carl Rogers cho rằng, mỗi người là chuyên gia riêng về cuộc đời của bản thân và giải pháp cho các vấn đề của bản thân đều có sẵn trong họ. Tuy nhiên, thân chủ không thể tự mình giải quyết các vấn đề bởi một số trở ngại, nhiệm v của NLTVTL là giúp thân chủ khắc ph c những trở ngại đó và tạo sức mạnh, tạo niềm tin cho họ để họ mạnh dạn tham gia vào quá trình tìm ra giải pháp cho bản thân.

1.3.2.2. Những đặc điểm tâm lí của người làm tham vấn tâm lí

Về phẩm chất

Carl Rogers đã chỉ ra ba phẩm chất cơ bản cần có của NLTVTL trong

việc tạo dựng mối tương giao tin cậy đối với thân chủ là: sự thấu cảm, trung

thực và tôn trọng vô điều kiện (Rogers C. R., 1952). Ngoài ba phẩm chất được Carl Rogers nhấn mạnh, E.D. Neukrug (1999) bổ sung thêm năm phẩm chất

bao gồm: năng lực chuyên môn, không định kiến, tin tưởng vào bản thân, có

sức khỏe tinh thần khỏe mạnh, khả năng hợp tác. Trong đề tài này, người nghiên cứu đề cập chi tiết tới một số phẩm chất sau:

- Sự thấu cảm: Được thể hiện khi NLTVTL đặt mình vào hoàn cảnh của

thân chủ, hiểu được kinh nghiệm của thân chủ như kinh nghiệm của bản thân, đồng thời vẫn giữ được ranh giới giữa bản thân và thân chủ. NLTVTL đạt được thấu cảm bằng cách chăm chú nghe và đặt những câu hỏi một cách phù hợp để khuyến khích thân chủ chia sẻ và làm sáng tỏ chia sẻ của thân chủ.

- Sự trung thực (congruence or genuiness): Là khi ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ bên ngoài của NLTVTL luôn luôn biểu lộ chân thật cảm xúc bên trong và vì vậy cho thân chủ thấy sự đáng tin cậy. Sự trung thực cho phép NLTVTL chia sẻ những phản hồi tích cực lẫn tiêu cực một cách xây dựng để giúp thân

chủ khai sáng vấn đề của họ. Sự trung thực cũng đòi hỏi NLTVTL không bao giờ nói những điều phóng đại hoặc dối trá để dẫn dắt hay làm chiều lòng thân chủ. Điều này có nghĩa là lời khen luôn luôn chính xác và lời chê luôn luôn minh bạch.

- Tôn trọng vô điều kiện: Luôn luôn tôn trọng thân chủ bất kể hành vi,

cử chỉ, ngôn ngữ, thái độ trong quá khứ cũng như hiện tại. NLTVTL thực hiện tôn trọng thân chủ vô điều kiện bằng cách tập không chú ý đến khía cạnh “nên” hay “không nên”, “phải” hay “trái”, “đúng” hay “sai” trong hành vi của thân chủ mà cần chú ý giúp thân chủ tìm ra hành vi đúng đắn để thay thế hành vi gây ra vấn đề hiện tại.

- Tin tưởng vào bản thân: Khi NLTVTL có sự tin tưởng ở bản thân và

đương đầu được với vấn đề của chính mình, sẽ là một tấm gương tốt để thân chủ noi theo trong quá trình họ tự đương đầu với vấn đề của bản thân. Điều này được thể hiện ở việc NLTVTL biết lắng nghe chính mình, biết mình đang cảm thấy gì, đang mong muốn điều gì hay đang có sự kháng cự với người nào. Nhờ vậy, NLTVTL có thể kịp thời hiểu những phản ứng của bản thân trước những thông tin của thân chủ để giải nghĩa và giúp đỡ thân chủ tìm ra vấn đề, đồng thời hỗ trợ NLTVTL hiểu và cân bằng tâm lí của bản thân.

- Có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh: Sức khỏe tinh thần của NLTVTL

có thể tác động đến thân chủ theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Những NLTVTL chuyên nghiệp đều ý thức rõ về điều này nên họ thường tham gia vào quá trình tự trị liệu bản thân, hoặc nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia khác qua hoạt động giám sát. Các nghiên cứu thực tế cho thấy những NLTVTL có tham gia vào quá trình trị liệu cho chính họ sẽ có tác động tích cực hơn đến thân chủ. (Hồ Tâm Đan, 2019)

Về thái độ

Những thái độ của NLTVTL được các tác giả H. Benony và K.Charaoui mô tả chi tiết như sau:

- Thái độ bình tĩnh khách quan: Trong quá trình tham vấn, NLTVTL cần giữ một thái độ bình tĩnh và khách quan với những vấn đề mà thân chủ chia sẻ. Nếu NLTVTL lo lắng, thì thông qua ngôn ngữ không lời, họ sẽ truyền nỗi lo lắng qua cho thân chủ. Trong khi đó, thân chủ đang cần thái độ an toàn và bình tĩnh để có thể đối diện với những vấn đề của chính họ.

- Thái độ nâng đỡ nhưng không thương hại, ban ơn, che chở quá

mức: NLTVTL thường có mong muốn nâng đỡ, chăm lo cho thân chủ, đây là

một mong muốn thiện chí của NLTVTL và là một đức tính cần có của họ. Tuy nhiên, nếu NLTVTL không phân biệt rõ ràng giữa sự quan tâm giúp đỡ này với thái độ thương hại, ban ơn, rất có thể đặt thân chủ vào trạng thái tự ti và cảm thấy thấp kém. Nói cách khác, việc thương hại hay ban ơn không giúp thân chủ giải quyết vấn đề mà còn khiến họ trở nên ph thuộc, thiếu trưởng thành bởi NLTVTL đang tước đi quyền tự quyết của họ.

- Thái độ kiên nhẫn: Được hiểu là sự sẵn sàng lắng nghe thân chủ và

đưa ra những kiến nghị chân thành để hỗ trợ thân chủ. NLTVTL phải tuyệt đối tránh áp đặt những quan điểm hay lời khuyên của mình cho thân chủ, nghĩa là, NLTVTL phải kiên nhẫn với thái độ gây hấn của thân chủ, đồng thời phải tự ý thức những giây phút muốn khiêu khích của mình với thân chủ. Song song đó, NLTVTL còn phải biết tận d ng sự gây hấn này của thân chủ để tìm hiểu những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải.

- Thái độ trung dung: Thái độ này đòi hỏi ở NLTVTL cần thiết lập một

khoảng cách vừa phải với thân chủ - không quá gần, không quá xa cách, không quá định hướng, nhưng cũng không bỏ mặc hay thờ ơ. NLTVTL cần ý thức với những cảm xúc tiêu cực do thân chủ gây ra, không vì những cảm xúc đó mà tỏ ra xa cách hay trốn tránh vấn đề của thân chủ.

- Thái độ tôn trọng thân chủ: Như đã đề cập trước đó, thái độ tôn trọng

thân chủ của NLTVTL giúp thân chủ được quyền là chính bản thân họ, bất kể họ thuộc dân tộc, giới tính hay tôn giáo nào. Điều này giúp NLTVTL xây

dựng được mối quan hệ chân thành và tin tưởng đối với thân chủ, hỗ trợ tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 -30 )

×