0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 44 -46 )

* Giám sát chuyên môn

Giám sát chuyên môn là hoạt động hướng đến hỗ trợ cho NLTVTL nâng cao kiến thức, kĩ năng để họ giúp đỡ thân chủ của mình tốt hơn. Hiệp hội Giáo d c và Giám sát Nhà tham vấn (ACES) của Hoa Kì đã chỉ ra rằng việc giám sát phải luôn diễn ra trong suốt sự nghiệp của một nhà tham vấn. (Trần Thị Minh Đức, 2021)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chất lượng của giám sát ảnh hưởng đến đánh giá của NLTVTL về công việc của họ và tác động đến hiệu quả tham vấn của họ (Võ Thị Tường Vy, 2013). Trong đó, nhà giám sát chuyên môn sử d ng những kĩ năng, kiến thức về tham vấn để phân tích các vấn đề mà NLTVTL gặp phải trong phiên tham vấn, nhờ vậy, NLTVTL hiểu hơn về quá trình tâm lí, các cơ chế tự vệ... và cải thiện KNTC của họ.

* Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng năng lực thường xuyên

Trong đào tạo, bồi dưỡng, theo Y.Anthony cần chú ý việc sử d ng

những phương pháp có tác d ng rèn luyện kỹ năng cho người học như các phương pháp: sắm vai, quan sát trực tiếp, sử d ng băng hình hay thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong nhóm. Tại các nước phát triển, sau khi hoàn thành các chương trình đại học, thạc sĩ, NLTVTL còn thường xuyên tham dự các khoá tập huấn để cập nhật, nâng cao về kiến thức, kỹ năng tham vấn. Đó là cơ sở để NLTVTL có thể nâng cao năng lực TVTL nói chung của NLTVTL. (Võ Thị Tường Vy, 2013)

Tiểu kết chương 1

Điểm luận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí cho thấy thấu cảm đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới theo nhiều cách tiếp cận khác nhau ở mỗi liệu pháp tham vấn tâm lí. Tại Việt Nam, thấu cảm được xem là một kĩ năng quan trọng trong số những kĩ năng tham vấn cần có của người làm tham vấn tâm lí. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến kĩ năng thấu cảm là rất hiếm hoi.

Từ nghiên cứu lí luận kết hợp với giới hạn về nội dung nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được khái niệm kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào quá trình nhận thức, thể hiện thái độ và hành vi thấu hiểu, chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ và chuyển những cảm xúc, suy nghĩ đó thành ngôn từ nhằm tạo lập mối quan hệ trợ giúp có hiệu quả, giúp thân chủ hiểu rõ bản thân trong quá trình tham vấn tâm lí.

Kĩ năng thấu cảm giúp người làm tham vấn tâm lí tạo kết nối với thân chủ và hiểu thân chủ là chính họ, nhờ vậy quá trình tham vấn diễn ra thuận lợi hơn, thân chủ cảm thấy được hiểu, được tôn trọng và họ được thực hiện quyền tự quyết định cuộc sống của bản thân. Kĩ năng thấu cảm được người làm tham vấn tâm lí thể hiện ở mức độ cao hơn khi họ hiểu vấn đề của thân chủ nhưng ý thức tách bản thân ra khỏi vấn đề của thân chủ để có cái nhìn khách quan nhất, giúp thân chủ nhận thấy những giá trị tích cực tốt đẹp nơi bản thân họ.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí, trong đó có thể đề cập đến những yếu tố: sự say mê hứng thú trong công việc, thâm niên công tác, chất lượng chuyên môn được đào tạo, giám sát chuyên môn, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng năng lực thường xuyên.

Chương 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THẤU CẢM

CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 44 -46 )

×