0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thấu cảm

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 -131 )

của người làm tham vấn tâm lí

2.3.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí

Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC của NLTVTL ST T Yếu tố ảnh hưởng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng

1 Môi trường làm việc ổn định 3,65 1,067 6

2 Có mạng lưới hỗ trợ chuyên

nghiệp. 4,37 0,875 4

3 Chất lượng đào tạo được nâng

cao. 4,41 0,813 3

4 Tham gia hoạt động giám sát định

kì. 4,50 0,795 1

5

Thường xuyên tham gia các hoạt động chuyên môn như: báo cáo chuyên đề, tập huấn, hội thảo...

4,11 0,793 5

6 Có các tiêu chuẩn đạo đức nghề

nghiệp rõ ràng. 4,48 0,795 2

Kết quả khảo sát ý kiến của NLTVTL về các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTC của họ được thể hiện qua bảng 2.16. Nhìn chung, NLTVTL đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên. Các yếu tố của ĐTB khác

biệt nhau không lớn, chỉ dao động từ 4,11 đến 4,50; ngoại trừ yếu tố “Môi

trường làm việc ổn định” có ĐTB = 3,65 là yếu tố được đánh giá ít ảnh hưởng nhất trong các yếu tố trên. Điều đáng lưu tâm ở đây, yếu tố này có biến động nhiều nhất, dữ liệu không tập trung, có sự phân tán cho thấy ý kiến của những NLTVTL ở yếu tố này có sự đối lập nhiều. Ngược lại, NLTVTL cho rằng yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến việc rèn luyện KNTC của họ chính là

“Tham gia hoạt động giám sát định kì” (ĐTB = 4,50). Nhờ có hoạt động giám sát mà NLTVTL nhận ra được những vấn đề của bản thân đang làm cản trở đến quá trình giúp đỡ thân chủ của họ, đây là một hoạt động bắt buộc khi muốn trở thành một NLTVTL chuyên nghiệp. Xếp hạng thứ hai trong tổng số

6 yếu tố ảnh hưởng là yếu tố “Có các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp rõ

ràng”. Chị T.V.A chia sẻ rằng: “Tiêu chuẩn đạo đức nghề như một sự cam kết

của bản thân với công việc này nên cần hiểu rất rõ những tiêu chuẩn của nghề mà mình theo, nghề đòi hỏi sự thấu cảm nên khi hiểu rõ rất cả những quy tắc đạo đức nghề thì sự thấu cảm được đi đúng hướng và giúp đỡ được thân chủ. Mình biết bản thân mình làm cái gì, bộc lộ bao nhiêu là đủ chứ không phải bị dẫn dắt mình phải làm cái gì.” Với anh N.M.T, anh cho rằng “Điều quan trọng là chuyên viên đặt lợi ích của thân chủ lên trên tiến trình làm việc. Tiêu chuẩn đạo đức nghề không ép buộc phải thực hiện rập khuôn tất cả các tiêu chuẩn mà việc chuyên viên đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu, tôn trọng thân chủ bất kể họ như thế nào mới là điều quan trọng. Đồng thời, chuyên viên cần có sự rèn luyện bản thân nếu muốn theo đuối nghề tham

vấn”. Theo chị N.T.A.T thì đây là “kim chỉ nam để mình biết được điều nào

không được phạm phải, điều nào là cơ sở quan trọng để thể hiện KNTC, vẫn cần dựa trên tiêu chuẩn đạo đức như chân thành, chấp nhận vô điều kiện... thì phải là những điều luôn luôn nhắc nhớ.”

2.3.5.2. Kết quả so sánh yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí theo thông tin cá nhân

* Giới tính

Bảng 2.17. So sánh yếu tố ảnh hưởng đến KNTC theo giới tính

STT Yếu tố ảnh hưởng Giới tính Điểm trung bình Độ lệch chuẩn t Sig

1 Môi trường làm việc ổn

định

Nam 3,00 1,000

-2,966 0,005

Bảng 2.17 cho thấy yếu tố môi trường làm việc ổn định giữa nam và nữ có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (Sig = 0,005 < 0,05). Nhìn vào ĐTB thì NLTVTL nữ đánh giá yếu tố này ảnh hưởng nhiều hơn so với NLTVTL nam. Có thể nhận định rằng, với NLTVTL nữ thì nơi làm việc có sự ổn định nhân sự sẽ tác động nhiều hơn đến việc rèn luyện KNTC của họ.

* Độ tuổi

Bảng 2.18. So sánh yếu tố ảnh hưởng đến KNTC theo độ tuổi

STT Yếu tố ảnh hưởng Độ tuổi

Điểm trung bình

Độ lệch

chuẩn t Sig

1 Môi trường làm việc

ổn định

Dưới 30 tuổi 3,90 0,882

2,966 0,005

Trên 30 tuổi 3,00 1,254

Kết quả từ bảng 2.18 cho thấy có sự khác biệt trong yếu tố môi trường làm việc ổn định với NLTVTL dưới 30 tuổi và trên 30 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Như vậy, với những NLTVTL ở độ tuổi trẻ - dưới 30 tuổi – thì quan tâm đến môi trường làm việc ổn định hơn. Ngược lại, những NLTVTL ở độ tuổi trên 30 thường không đặt trọng tâm vào yếu tố môi

trường bên ngoài. Theo anh N.M.T chia sẻ: “Một cơ quan tốt mình có thể ở

lâu và phát triển, nhưng với một cơ quan không tốt mình có thể rời đi, nhưng rời cơ quan không có nghĩa là mình bỏ nghề. Động thái rời cơ quan có thể giúp mình duy trì nghề hơn nữa.

* Thu nhập

Bảng 2.19. So sánh yếu tố ảnh hưởng đến KNTC theo thu nhập

STT Yếu tố ảnh hưởng Thu nhập

Điểm trung bình

Độ lệch

chuẩn F Sig

1 Môi trường làm việc

ổn định

Dưới 3 triệu 4,04 0,908

3,256 0,047

3-5 triệu 3,25 1,055

Bảng 2.19 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa yếu tố môi trường làm việc ổn định với mức thu nhập với p = 0,047. Theo kết quả trong bảng, ĐTB của NLTVTL có mức thu nhập dưới 3 triệu đánh giá yếu tố này có sự ảnh hưởng nhiều hơn so với NLTVTL có mức thu nhập từ 3-5 triệu và trên

5 triệu. Như anh Đ.H chia sẻ: “Môi trường làm việc với những đồng nghiệp

có chuyên môn về tham vấn tâm lí với tôi mang lại nhiều lợi ích về sự tăng trưởng chuyên môn làm việc, có sự liên đới với đồng nghiệp. Chúng tôi làm việc hỗ trợ cho những người khó khăn vì dịch Covid nên chương trình miễn phí, điều này không quá quan trọng vì tôi đang trên con đường rèn luyện khả năng tham vấn của bản thân.”

* Số năm làm tham vấn

Bảng 2.20. So sánh yếu tố ảnh hưởng đến KNTC theo số năm làm tham vấn STT Yếu tố ảnh hưởng Số năm làm tham vấn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn t Sig

1 Môi trường làm việc

ổn định

Dưới 5 năm 3,80 0,979

3,511 0,001

Trên 5 năm 2,20 0,837

Giữa yếu tố môi trường làm việc ổn định với số năm làm tham vấn, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (bảng 2.20). Kết quả đưa ra ĐTB của những NLTVTL có số năm làm tham vấn dưới 5 năm đánh giá yếu tố này ảnh hưởng nhiều hơn so với những người có thâm niên làm

việc lâu hơn – trên 5 năm. Như anh N.M.T đã chia sẻ: “...môi trường làm việc

là yếu tố bên ngoài, do đó mức độ ảnh hưởng đến thấu cảm không nhiều, mà phụ thuộc vào con người cá nhân của mình...”. Còn với chị T.V.A, “môi trường làm việc là nơi tương tác, giao tiếp với những người mình gặp hằng ngày với tần suất cao nên sẽ có tác động đến quá trình rèn luyện thấu cảm khi làm việc.”

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mức độ thực hiện kĩ năng thấu cảm tự đánh giá của người làm tham vấn tâm lí đa phần ở mức cao. Mặc dù có một số hành vi thể hiện chưa thấu cảm nhưng họ đã ý thức được điều này.

Có sự khác biệt về mức độ kĩ năng thấu cảm giữa những người làm tham vấn tâm lí về giới tính và thu nhập từ công việc tham vấn tâm lí của họ. Người làm tham vấn tâm lí nữ có mức độ kĩ năng thấu cảm cao hơn so với người làm tham vấn tâm lí nam. Về mức thu nhập, những người làm tham vấn tâm lí có thu nhập dưới 3 triệu có mức độ kĩ năng thấu cảm cao hơn. Sở dĩ có kết quả này bởi vì nhiều người làm tham vấn tâm lí hiện nay đa phần làm việc dưới hình thức hỗ trợ miễn phí hoặc hỗ trợ với mức chi phí thấp. Bên cạnh đó, một số người thực hành công tác tham vấn như là một công việc bổ trợ cho công việc chính của họ nên mức thu nhập không cao. Xét về hướng tiếp cận chính, kết quả chỉ ra không có sự khác biệt ở những người làm tham vấn tâm lí với những trường phái mà họ lựa chọn để làm việc, cho thấy rằng dù thực hành tham vấn ở trường phái nào thì kĩ năng thấu cảm đều cần thiết.

Trong các yếu tố tác động đến việc rèn luyện phát triển kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí, việc tham gia nhóm giám sát định kì và có tiêu chuẩn đạo đức nghề rõ ràng được người làm tham vấn đánh giá cao. Yếu tố môi trường làm việc ổn định là yếu tố được đánh giá ít tác động nhất. Các yếu tố về chất lượng đào tạo, sự hỗ trợ từ cộng đồng chuyên môn và tham gia hoạt động chuyên môn (báo cáo chuyên đề, tập huấn...) cũng khá ảnh hưởng đến kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí.

Kết quả phỏng vấn 4 khách thể để có thêm dữ liệu về thực trạng kĩ năng thấu cảm cho thấy các khách thể hiểu khá rõ về biểu hiện của thấu cảm trong quá trình tham vấn tâm lí. Ở mức vận d ng, các khách thể đã thể hiện được cơ bản kĩ năng thấu cảm, trong một số trường hợp, họ gặp khó khăn khi thực

hiện nhưng họ đã ý thức được điều này và biết cách điều chỉnh để việc không thấu cảm trong trường hợp đó không gây cản trở trong tiến trình họ hỗ trợ cho thân chủ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về KNTC của NLTVTL tại TP.HCM, có thể rút ra các kết luận sau:

KNTC của NLTVTL là sự vận d ng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi thể hiện sự thấu hiểu, chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ và chuyển những cảm xúc, suy nghĩ đó thành ngôn từ nhằm tạo lập mối quan hệ trợ giúp có hiệu quả trong quá trình tham vấn tâm lí.

KNTC được xác định ở ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi. KNTC thể hiện ở mặt nhận thức thông qua việc hiểu biết đầy đủ và chính xác về hoàn cảnh, cảm xúc và nhận diện được các cơ chế tự vệ của thân chủ. Ở mặt nhận thức, KNTC thể hiện qua việc NLTVTL có thể cảm thông trọn vẹn với những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ. KNTC thể hiện ở mặt hành vi cho thấy NLTVTL có sự điều chỉnh phản ứng phù hợp, bày tỏ đạt được mức độ sâu sắc về những điều thân chủ nói khi chỉ ra những giá trị tích cực của thân chủ và làm cho thân chủ thấy mình có giá trị.

Thực trạng tự đánh giá mức độ thực hiện KNTC của NLTVTL ở mức cao. Hầu hết NLTVTL có thể hiểu vấn đề của thân chủ qua nhiều kênh thông tin, họ thể hiện được thái độ thấu cảm với thân chủ trong quá trình tương tác, hỗ trợ và có những hành vi, phản hồi tương đối phù hợp với nội dung thân chủ chia sẻ.

KNTC của NLTVTL chịu tác động của nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo, tham gia hoạt động giám sát, sự hỗ trợ từ cộng đồng chuyên môn, tham gia hoạt động chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề, môi trường làm việc. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn chính là tham gia hoạt động giám sát và tiêu chuẩn đạo đức nghề. Có sự khác biệt về giới tính và mức thu nhập lên KNTC của NLTVTL.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với người làm tham vấn tâm lí

- Nắm rõ những tiêu chuẩn đạo đức nghề, lấy đó làm kim chỉ nam cho

bản thân quá trình thực hành tham vấn tâm lí.

- NLTVTL cần tự phát triển kĩ năng thấu cảm của bản thân thông qua

tham gia các khoá đào tạo chuyên môn có tính thực hành, ứng d ng trên các case giả định nhằm tích luỹ kinh nghiệm trước khi tiến hành công tác tham vấn trên đối tượng thực tế.

- Tham gia định kì các buổi giám sát nhằm giúp bản thân nhận ra vấn

đề của chính mình, từ đó có sự điều chỉnh cảm xúc trong khi tham gia phiên tham vấn.

- Ý thức được rằng khi bản thân gặp khó khăn trong quá trình thấu cảm

với thân chủ thì cần nhận diện vấn đề của bản thân ngay tại thời điểm đó, khó khăn mang lại hiệu quả nhất định khi NLTVTL biết xoay chuyển tình thế trong lúc làm việc.

2.2. Đối với Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam

Hiện nay, Nhà Tâm lí học đã có một mã nghề riêng (ms 26340), tuy nhiên chưa có tiêu chuẩn đạo đức nghề rõ ràng cho người làm tham vấn tâm lí. Do vậy, xin được kiến nghị trong thời gian tới:

- Giúp NLTVTL có những chuẩn mực trong nghề nghiệp bằng cách xây

dựng quy chế hành nghề.

- Có đội ngũ giám sát về mặt chuyên môn đối với NLTVTL để có thể

hỗ trợ về chuyên môn lẫn nâng đỡ cảm xúc cho NLTVTL.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, đưa hoạt động thực tiễn vào chương

trình đào tạo để NLTVTL xây dựng nền móng chuyên môn vững, đồng thời có cơ hội được trải nghiệm, thực hành nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barrett-Lennard, G. (1981). The empathy cycle: Refinement of a nuclear

concept. Journal of Counseling Psychology, 28(2), 91–100.

doi:10.1037/0022-0167.28.2.91.

Bohart, A. C., Elliott, R., Greenberg, L. S., & Watson, J. C. (2002). Empathy.

In J. C. Norcross (Ed.), Psychotherapy relationships that work:

Therapist contributions and responsiveness to patients (pp. 89–108).

Oxford University Press.

Bùi Thị Xuân Mai. (2003). Bàn về thuật ngữ: tư vấn, tham vấn và cố vấn. Tạp

chí Tâm lý học, số 4, 15-20.

Clark, A. J. (2007). Empathy in Counseling and Psychotherapy: Perspectives

and Practices. Lawrence Erlbaum Associates Publishers. doi:10.4324/9781315785202.

Cohen, D., & Strayer, J. (1996). Empathy in conduct-disordered and

comparison youth. Developmental Psychology, 32(6), 988-998.

doi:10.1037/0012-1649.32.6.988.

Colman, A. M. (2001). A Dictionary of Psychology. Oxford University Press.

Cuff, . M., Brown, S. J., Taylor, L., & Howat, D. (2016). Empathy: A Review

of the Concept. Emotion Review, 8(2), 114-153.

https://doi:10.1177/1754073914558466.

Decker, S. E., Nich, C., Carroll, K., & Martino, S. (2013, March 12).

Development of the Therapist Empathy Scale. Cambridge University

Press, 42(3), 339-354. doi: 10.1017/S1352465813000039.

Duan, C., & Hill, C. (1996). The current state of empathy research. Journal of

Counseling Psychology, 43(3), 261–274. doi:10.1037/0022- 0167.43.3.261.

Dymond, R. (1948). A preliminary investigation of the relation of insight and

empathy. Journal of Consulting Psychology, 12(4), 228-233.

doi:10.1037/h0056251.

Dymond, R. F. (1949). A scale for the measurement of empathic ability.

Journal of Consulting Psychology, 13 (2), 127-133. doi:10.1037/h0061728.

Elliott, R., Bohart, A., Watson, J., & Greenberg, L. (2011). Empathy.

Psychotherapy, 48(1), 43-49. doi:10.1037/a0022187.

Freud, S. (1921). Group Psychology and Analysis of the ego. The Hogarth

Press. http://freudians.org/wp-

content/uploads/2014/09/Freud_Group_Psychology.pdf

Gladstein, G. (1983). Understanding empathy: Integrating counseling,

developmental, and social psychology perspectives. Journal of

Counseling Psychology, 30(4), 467–482. doi:10.1037/0022- 0167.30.4.467.

Gladstein, G. A. (1977). Empathy and Counseling Outcome: An Empirical

and Conceptual Review. The Counseling Psychologist, 6(4), 70-79.

doi:10.1177/001100007700600427.

Goleman, D. (2006). Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than

IQ. Bloomsbury Publishing.

Gough, H. G. (1964). Academic achievement in high school as predicted from

the California Psychological Inventory. Journal of Educational

Psychology, 55(3), 174-180. doi:10.1037/h0046186.

Greenberg, L., & Rushanski-Rosenberg, R. (2002). Therapists’ experiences of

empathy. In J. Watson, R. Goldman, & M. Warner (Eds), Client-

centered and experiential psychotherapy in the twenty-first century: Advances in theory, research, and practice (pp. 204–220). Ross on Wye: PCCS Books.

Hathaway, S. R., & McKinley, J. C. (1951). Minnesota Multiphasic

Personality Inventory; manual (Revised). Psychological Corporation.

Hồ Tâm Đan. (2019). Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lý

tại Thành phố Hồ Chí Minh [Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh]. https://text.123docz.net/document/7346076-

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 -131 )

×