0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 -44 )

* Sự say mê, hứng thú trong công việc

Sự say mê, hứng thú trong công việc có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động tham vấn nói chung và KNTC nói riêng. Đây là một trong những nét tâm lí cá nhân luôn được xét đến trong hoạt động tham vấn tâm lí, bởi rằng, có thể nói không phải ai cũng yêu thích công việc trợ giúp do tính chất công việc nên NLTVTL thường xuyên phải đối diện với những mất mát, đau khổ và khó đạt đến kết quả tức thì mà phải trải qua một quá trình dài, thậm chí kết quả sau cùng là thất bại. Do đó, chỉ có những người có lòng yêu nghề mới có được sự can đảm, vững tin tiếp t c công việc tham vấn. Tác giả Albert Ellis đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng, NTV trước hết cần tỏ ra yêu thích và thực sự nhiệt huyết trong hoạt động trợ giúp. Các nghiên cứu của Weit (1957), Snyder (1961) hay của Stefflre, King, Leafgreb (1961) cũng chỉ ra, những người tham vấn thường là người yêu thích con người và họ say mê với công việc giúp đỡ. Khi bàn tới hiệu quả của tham vấn, E.D.Neukrug (1999) cũng đã đề cập tới vai trò của sự nhiệt tình hay yêu thích công việc như một khía cạnh của đặc điểm nhân cách mà người trợ giúp cần có để thực hiện công việc này có kết quả (Hoàng Anh Phước, 2012).

* Kinh nghiệm thực tế / thâm niên công tác

Những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghề nghiệp tạo cho NLTVTL có một nền tảng tri thức để vận d ng vào hoạt động tham vấn tâm lí. Đồng thời, kinh nghiệm là một trong những yếu tố giúp thân chủ cảm thấy tin tưởng vào NLTVTL để họ có thể chia sẻ vấn đề và an tâm khi nhận sự hỗ trợ. Thực

tiễn cho thấy, những người có bề dày về thời gian làm tham vấn thường sử d ng kĩ năng thành th c và linh hoạt hơn khi tham vấn. Không những thế họ còn biết cách tự kiểm soát bản thân trong những tình huống dễ xúc động (Wicas & Mahan, 1966). C.Rogers (1962) cũng cho rằng, những người tham vấn càng có kinh nghiệm thì họ càng có khả năng chân thành và thấu hiểu. (Hoàng Anh Phước, 2012). Như vậy, kinh nghiệm thực tế hay thâm niên nghề nghiệp là yếu tố quan trọng giúp NLTVTL thực hiện công việc tham vấn một cách hiệu quả.

* Chất lượng chuyên môn được đào tạo

Đào tạo tham vấn là dạng đào tạo tay nghề, cho nên cần được chú trọng tới khía cạnh thực hành, đặc biệt là thực hành dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Như Y.Anthony (1993) đã cho rằng, những người thực hiện tham vấn cần được trang bị kiến thức về tham vấn một cách bài bản, hệ thống. Những kiến thức nền tảng mà người trợ giúp cần có là kiến thức về xã hội, đặc biệt là kiến thức về hành vi con người, về tâm lí phát triển người nói chung và những đối tượng mà họ trợ giúp nói riêng, những hiểu biết về sự định hướng nghề nghiệp (lịch sử, quy định đạo đức tham vấn). (Hoàng Anh Phước, 2012)

Tác giả Lê Nguyên Phương cũng phân tích với chương trình đào tạo cử nhân tâm lí giáo d c như bối cảnh Việt Nam hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nghề tham vấn tâm lí. Với hai năm cuối được đào tạo chuyên sâu về tâm lí giáo d c và với chương trình còn nặng về lí thuyết nên sinh viên gặp nhiều khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác tham vấn. (Võ Thị Tường Vy, 2013)

Do đó, chất lượng chuyên môn được đào tạo có những ảnh hưởng nhất định đến trình độ KNTC của NLTVTL.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 -44 )

×