0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Kết quả mức độ kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 59 -59 )

tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh

2.3.2.1. Mức độ kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mặt nhận thức

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ KNTC thể hiện ở mặt nhận thức của NLTVTL như sau:

Biểu đồ 2.2. Mức độ KNTC thể hiện ở mặt nhận thức

Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy mức độ KNTC thể hiện ở mặt nhận thức của NLTVTL ở mức cao và trung bình với tỉ lệ khá tương đồng là 50% và 48,1%. Con số rất ít NLTVTL nhận thức về KNTC ở mức thấp, chỉ chiếm 1,9%. Nhìn chung, đa số NLTVTL đã nhận diện được những vấn đề của thân chủ trong quá trình tham vấn tâm lí.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng của mặt biểu hiện này ở NLTVTL, nghiên cứu tiến hành phân tích từng nhận định c thể được thể hiện qua bảng 2.9 bên dưới.

Bảng 2.9. Mức độ KNTC biểu hiện qua các nội dung của mặt nhận thức STT Nhận định Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1

Có thể gọi tên những cảm xúc mà thân chủ

không thể hiện trên bề mặt 3,91 0,680

2

Nắm bắt được cường độ cảm xúc của thân chủ

qua âm điệu giọng nói mà họ thể hiện 3,91 0,622

3

Những biểu hiện về cơ thể cho tôi biết thân chủ đang căng thẳng (đau dạ dày, mất ngủ, nôn mửa...)

3,94 0,856

4

Nhận ra những niềm tin phi lí của thân chủ qua các từ như “không bao giờ”, “chắc chắn”, “không thể”...

3,78 0,744

5

Phát hiện ra mô típ leo thang trong cách giao

tiếp của thân chủ qua c m từ “càng ... càng ...” 3,44 0,861

6

Nhận ra cơ chế thoái lùi khi thân chủ thể hiện ở hành động nhõng nhẽo, dậm chân, cắn móng tay, mách người lớn..

3,65 0,805

7

Không phải lúc nào tôi cũng nhận ra được cơ chế tự vệ của thân chủ đằng sau hành vi chống đối của họ*

2,19 0,729

8

Có thể diễn giải thành lời về niềm tin phi lí của thân chủ ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi của họ

3,74 0,650

9

Nhận ra biểu hiện quên lãng của thân chủ do cơ

STT Nhận định Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 10

Biết được thân chủ có kiểu gắn bó lệ thuộc (liên t c gọi điện thoại, nhắn tin, hỏi thăm sau phiên tham vấn)

3,76 0,845

11

Nhận ra được sự mâu thuẫn khi thân chủ thể

hiện cảm xúc ngược với nội dung lời kể của họ 4,17 0,666

12

Nhận ra thân chủ gặp vấn đề với hình ảnh bản thân (tự đổ lỗi cho chính mình, cảm thấy bị bỏ rơi, không ai yêu thương,...)

4,07 0,797

(Nhận định * là những nhận định được tính điểm đảo ngược)

Bảng 2.9 cho thấy trong số 12 nhận định thì có 8 nhận định được NLTVTL tự đánh giá ở mức cao, 3 nhận định ở mức trung bình, duy nhất 1

nhận định ở mức thấp là “Không phải lúc nào tôi cũng nhận ra được cơ chế

tự vệ của thân chủ đằng sau hành vi chống đối của họ*” với ĐTB = 2,19.

Trong các nhận định trên, đáng quan tâm nhất là nhận định “Nhận ra được sự

mâu thuẫn khi thân chủ thể hiện cảm xúc ngược với nội dung lời kể của họ”. Đây là nhận định có ĐTB cao nhất trong câu (ĐTB = 4,17). Điều này chỉ ra rằng NLTVTL có khả năng xâu chuỗi giữa cảm xúc và lời kể của thân chủ để nhận ra vấn đề của họ. Bên cạnh nhận định vừa phân tích thì nhận định “Không phải lúc nào tôi cũng nhận ra được cơ chế tự vệ của thân chủ đằng sau hành vi chống đối của họ*” cũng là một nhận định đáng chú ý. ĐTB của nhận định này so với những nhận định khác là thấp nhất (ĐTB = 2,19). Điều

này được cho là “phù hợp với cuộc sống vì tham vấn viên không phải lúc nào

cũng bao quát được hết, có lúc sẽ bỏ sót mà những điều bỏ sót nằm trong vấn đề của riêng tham vấn viên đó cộng hưởng với vấn đề mà thân chủ mang tới, dẫn tới dễ bỏ sót cơ chế phòng vệ mà thân chủ thể hiện.” (chia sẻ của chị

V.A). Hiểu rằng, “khi bản thân không thấu cảm được với thân chủ cũng không có nghĩa rằng mình thất bại hoặc tệ hại, điều mình cần ý thức là mình không hiểu trường hợp này, mình cần bày tỏ một cách trung thực để tiếp tục làm việc” (chia sẻ của anh M.T).

2.3.2.2. Mức độ kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mặt thái độ

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ KNTC thể hiện ở mặt thái độ của NLTVTL như sau:

Biểu đồ 2.3. Mức độ KNTC thể hiện ở mặt thái độ

Nhìn chung, biểu đồ 2.3 cho thấy KNTC thể hiện ở mặt thái độ của NLTVTL ở vào mức trung bình trở lên. C thể, có đến 63% NLTVTL được khảo sát cho thấy họ có thái độ thấu cảm ở mức cao, 37% NLTVTL ở mức trung bình và không có NLTVTL nào có thái độ thấu cảm ở mức thấp. Kết quả này cho thấy đa số NLTVTL có sự thấu hiểu, cảm thông và chấp nhận những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ trong quá trình tham vấn tâm lí.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng của mặt biểu hiện này ở NLTVTL, nghiên cứu tiến hành phân tích từng nhận định c thể được thể hiện qua bảng 2.10 bên dưới.

Bảng 2.10. Mức độ KNTC biểu hiện qua các nội dung của mặt thái độ

STT Nhận định Điểm trung

bình

Độ lệch chuẩn

1 Lắng nghe trọn vẹn những điều thân chủ nói 4,17 0,720

2 Chú ý quan sát biểu hiện phi ngôn ngữ của

thân chủ trong phiên tham vấn 4,20 0,737

3 Chia sẻ một cách chân thành với thân chủ 4,20 0,683

4 Hỏi thăm thân chủ trước khi bắt đầu phiên

tham vấn 4,17 0,746

5 Từ chối tiếp t c tham vấn với những thân

chủ có hành vi gây hấn 3,19 0,892

6 Thân chủ đã trải qua nhiều đau khổ, tôi cần

giúp đỡ họ* 2,81 0,870

7 Mọi lời nói của thân chủ đều mang ý nghĩa

và có giá trị 4,22 0,769

8 Nhắc nhở thân chủ khi nhận ra họ nói sai sự

thật* 3,22 0,904

9

Hành vi phản kháng của thân chủ mang một ý nghĩa quan trọng cho quá trình giải quyết vấn đề của họ

4,26 0,732

10 Tín ngưỡng của thân chủ có thể là một

nguồn lực lớn đối với họ 4,39 0,656

11 Trong mọi hoàn cảnh, tôi đều nỗ lực hỗ trợ

nhiệt tình cho thân chủ* 2,46 0,862

12

Thể hiện sự ủng hộ khi thân chủ chia sẻ vấn đề nhạy cảm mà không khiến họ cảm thấy xấu hổ

4,06 0,811

(Nhận định * là những nhận định được tính điểm đảo ngược)

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy có 8 nhận định được NLTVTL đánh giá ở mức cao và 4 nhận định ở vào mức trung bình. C thể, nhận định có ĐTB cao nhất là nhận định “Tín ngưỡng của thân chủ có thể là một nguồn lực lớn đối với

họ” với ĐTB = 4,39. Điều này có nghĩa là đa số NLTVTL có sự chấp nhận và tôn trọng tín ngưỡng của thân chủ dù có thể tín ngưỡng của họ khác với tín ngưỡng của NLTVTL. Nhờ vậy, NLTVTL có thể khai thác nguồn lực này để hỗ trợ thân chủ trong quá trình tham vấn. Nhận định tiếp theo cần được xem xét là nhận định “Trong mọi hoàn cảnh, tôi đều nỗ lực hỗ trợ nhiệt tình cho thân chủ*” với ĐTB = 2,46. Đây là nhận định có ĐTB thấp nhất trong câu hỏi tự đánh giá về thái độ thấu cảm. Nhận định này dễ gây hiểu lầm rằng thái độ nhiệt tình hỗ trợ trong mọi trường hợp là đúng đắn. Để hiểu hơn về thực trạng này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu và nhận được chia sẻ từ chị

V.A như sau: “...đôi lúc mình nghĩ sự nhiệt tình là thích hợp nên mình hơi

“diễn”, nhưng điều đó không đúng với những gì trong tâm trí mình thể hiện dẫn đến mạch thấu cảm bị đứt quãng, thân chủ có thể cảm giác vấn đề của họ được đặt ở vị trí rất quan trọng hoặc việc họ hiểu về bản thân cũng bị làm quá lên, dẫn tới việc họ hiểu không đúng thực tế khi mình tỏ ra sự nhiệt tình thái quá. Với tôi, có bước nhiệt tình nồng ấm là tốt nhưng cũng có những lúc cần trao đổi thẳng thắn thì sẽ giúp thân chủ tăng sự trưởng thành hơn”. Bên

cạnh đó, ý kiến của anh Đ.H cho rằng “Những người gặp khó khăn tâm lí, họ

đang khổ, đang trong hoạn nạn, và mình là người đi cứu khổ cứu nạn, mình được giao trọng trách từ trời cao để làm công việc này”, ý kiến này tương đồng với kết quả của nhận định “Thân chủ đã trải qua nhiều đau khổ, tôi cần giúp đỡ họ*” có ĐTB thấp thứ hai. Điều này cho thấy một số NLTVTL có thái độ ban ơn cho thân chủ, như bậc bề trên ban xuống sự giúp đỡ với những khó khăn của thân chủ. Điều này có thể gây ra nhiều mối nguy hại trong tiến trình tham vấn tâm lí, chẳng hạn, thân chủ cảm thấy nhỏ bé, ph c tùng theo những lời nói, yêu cầu của NLTVTL khi họ cảm thấy NLTVTL là một bậc thánh nhân, dẫn tới thân chủ mất đi quyền tự quyết định của bản thân.

2.3.2.3. Mức độ kĩ năng thấu cảm của người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mặt hành vi

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ KNTC thể hiện ở mặt hành vi của NLTVTL như sau:

Biểu đồ 2.4. Mức độ KNTC thể hiện ở mặt hành vi

Từ biểu đồ 2.4 có thể thấy KNTC thể hiện ở mặt hành vi của NLTVTL nằm ở mức trung bình trở lên với mức độ cao là 81,5% và mức độ trung bình là 18,5%. Kết quả này cho thấy NLTVTL có khả năng điều chỉnh phản ứng phù hợp với trạng thái của thân chủ, giúp thân chủ cảm thấy mình có giá trị.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng của mặt biểu hiện này ở NLTVTL, nghiên cứu tiến hành phân tích từng nhận định c thể được thể hiện qua bảng 2.11 bên dưới.

Bảng 2.11. Mức độ KNTC biểu hiện qua các nội dung của mặt hành vi

STT Nhận định Điểm

trung bình

Độ lệch chuẩn

1 Cao giọng đốc thúc khi thân chủ lộ vẻ yếu đuối,

phân vân* 4,37 0,681

2 Diễn giải về sự đối lập khi thân chủ tỏ ra vui vẻ

STT Nhận định Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

3 Trở nên gấp gáp khi thân chủ lên cơn hoảng

loạn* 3,69 0,987

4

Sau mỗi lần lắng nghe thân chủ, để xác nhận lại thông tin, tôi thường nhắc lại nhận định của họ dưới dạng câu hỏi “Có – Không”

3,43 1,326

5 Phản hồi lại điều mà thân chủ đã nói trước đó

lâu rồi* 2,63 1,138

6 Phản hồi một cách rõ ràng, mạch lạc những cảm

xúc mâu thuẫn của thân chủ 4,30 1,021

7 Tóm tắt những vấn đề thân chủ kể và phản hồi

một cách đầy đủ, ngắn gọn 4,26 0,851

8 Gật đầu nhẹ khi lắng nghe thân chủ chia sẻ vấn

đề của họ 4,24 0,751

9 Tạo khoảng lặng vừa đủ khi thân chủ có vẻ xúc

động 4,43 0,662

10 Lí giải c thể khi thân chủ nằng nặc muốn tôi

cho họ lời khuyên 3,98 1,090

11 Nói chậm lại, giọng trầm hơn khi thấy thân chủ

kích động 4,22 1,058

12

Theo sát sự dẫn dắt của thân chủ trong phiên tham vấn mà không cố gắng hướng cuộc trò chuyện vào quy trình làm việc hoặc sở thích của tôi

3,94 1,250

(Nhận định * là những nhận định được tính điểm đảo ngược)

Từ bảng 2.11 cho thấy, hành vi thể hiện KNTC mà những NLTVTL

thường thực hiện trong phiên tham vấn là “Tạo khoảng lặng vừa đủ khi thân

chủ có vẻ xúc động” (ĐTB = 4,43). Hành vi được xếp thứ hai là “Cao giọng đốc thúc khi thân chủ lộ vẻ yếu đuối, phân vân*” (ĐTB = 4,37) cho thấy đa số

thân họ, đặt một niềm tin rằng thân chủ có thể làm được, không thúc ép, để họ thoải mái trong phạm vi họ có thể trả lời cho mình” – theo chị T.V.A chia

sẻ. Bên cạnh những nhận định có ĐTB cao thì hai nhận định bao gồm “Sau

mỗi lần lắng nghe thân chủ, để xác nhận lại thông tin, tôi thường nhắc lại nhận định của họ dưới dạng câu hỏi “Có – Không”” (ĐTB = 3,43) và “Phản hồi lại điều mà thân chủ đã nói trước đó lâu rồi*” (ĐTB = 2,63) được

NLTVTL đánh giá ở mức trung bình. Nhận định “Phản hồi lại điều mà thân

chủ đã nói trước đó lâu rồi*” là nhận định đáng chú ý vì ĐTB của nhận định này là thấp nhất so với các nhận định khác (ĐTB = 2,63). Để làm rõ hơn về thực trạng này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu và nhận được chia

sẻ như sau: “Tác động tốt đến sự thấu cảm khi mình có lí do để nhắc lại, mình

có một suy nghĩ rõ ràng khi thân chủ chia sẻ một vấn đề khác thì vấn đề cũ của thân chủ cần được nói lại để làm rõ vấn đề khác ở lúc này. Nếu như trong đầu lắng nghe chuyện B và trong đầu quanh quẩn chuyện A thì điều đó dễ làm mất mạch thấu cảm của mình. Nhưng nếu mình nhắc lại chuyện A để làm rõ chuyện B thì tôi đang muốn làm như vậy để tăng sự thấu cảm, có thể kết nối những vấn đề mà thân chủ chia sẻ lại với nhau.” (chia sẻ của chị T.V.A)

Nhìn vào bảng độ lệch chuẩn, có thể nhận thấy nhận định “Sau mỗi lần lắng nghe thân chủ, để xác nhận lại thông tin, tôi thường nhắc lại nhận định của họ dưới dạng câu hỏi “Có – Không”” có độ lệch chuẩn cao nhất là 1,326. C m từ cần quan tâm ở nhận định này là “để xác nhận lại thông tin” và câu hỏi “Có – Không”. Trong thực hành tham vấn tâm lí, NLTVTL lắng nghe thân chủ chia sẻ vấn đề và mặc dù đã nghe rõ và hiểu nội dung, nhưng NLTVTL vẫn muốn xác nhận lại thông tin dưới dạng câu hỏi Có – Không để cho thân chủ thấy rằng NLTVTL đang lắng nghe họ và khẳng định lại sự hiểu của NLTVTL đã thật sự đúng với điều mà thân chủ đang muốn diễn đạt. Tuy nhiên, kĩ năng đặt câu hỏi Có – Không cũng là một trong những câu hỏi mà NLTVTL cần cân nhắc hay thậm chí là tránh sử d ng trong quá trình tham

vấn. Do đó nhận định này có độ lệch tương đối cao bởi một số NLTVTL đồng thuận với nhận định này, một số NLTVTL thì có ý kiến trái chiều.

2.3.2.4. So sánh mức độ kĩ năng thấu cảm theo đặc điểm cá nhân, mức thu nhập và hướng tiếp cận chính

Người nghiên cứu tiến hành so sánh điểm trung bình mức độ kĩ năng thấu cảm dựa trên các mặt biểu hiện giữa các nhóm khách thể phân loại theo các yếu tố được khảo sát trong phần thông tin cá nhân. Trong quá trình thống kê, người nghiên cứu sử d ng kiểm nghiệm Independent t-test cho những đặc điểm có hai biến số (gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ đào tạo, số năm làm tham vấn) và kiểm nghiệm ANOVA cho những đặc điểm trên hai biến số (gồm: mức thu nhập, hướng tiếp cận chính). Sau khi đã lược bỏ những đặc điểm không có khác biệt ý nghĩa, người nghiên cứu ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong mức độ KNTC của NLTVTL tại TP.HCM ở 2 yếu tố: giới tính, mức thu nhập từ công việc tham vấn.

Bảng 2.12. So sánh mức độ KNTC theo giới tính

Giới tính Điểm trung

bình Độ lệch chuẩn t Sig Nhận thức trong kĩ năng thấu cảm Nam 41,53 7,520 -2,012 0,049 Nữ 44,80 4,256 Thái độ trong kĩ năng thấu cảm Nam 44,00 5,542 -1,553 0,126 Nữ 45,87 3,197 Hành vi trong kĩ năng thấu cảm Nam 46,13 5,194 -1,426 0,160 Nữ 47,85 3,384

Từ bảng 2.12 cho thấy mức độ KNTC thể hiện ở mặt nhận thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,049 < 0,05) giữa NLTVTL nam và NLTVTL nữ. So sánh ĐTB của NLTVTL nữ cao hơn so với NLTVTL nam. Điều này cho thấy sự khác biệt về giới tính có thể tác động đến nhận thức của NLTVTL trong KNTC mà trong đó nhận thức của NLTVTL nữ tốt hơn. Ở

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 59 -59 )

×