0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Khái niệm về kĩ năng

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -33 )

Theo từ điển Tâm lí học, “kĩ năng là năng lực vận d ng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm v tương ứng. Ở mức độ kĩ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần th c và còn phải tập trung chú ý căng thẳng, kĩ năng được hình thành qua luyện tập”. (Vũ Dũng, 2008)

Trong quyển Từ điển Tâm lí học được biên soạn bởi Colman cho rằng “Kĩ năng là sự thông thạo, hiểu biết chuyên môn sâu, là khả năng đạt được m c đích trong trong một lĩnh vực nhất định. C thể là một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành.” (Colman, 2001)

Vấn đề về kĩ năng đã và đang được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Xét đến bình diện Tâm lí học, nội hàm kĩ năng được nghiên cứu qua ba quan điểm sau:

- Quan điểm thứ nhất, kĩ năng được xem là kĩ thuật của hành động.

Đại diện cho quan điểm này là N.D. Levitov, A.V. Petrovxki, J.P. Chaplin..

Theo tác giả ND. Levitov, ông xem xét kĩ năng gắn liền với kết quả của hành động. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kĩ năng, con người phải nắm vững lí thuyết về hành động, vừa phải vận d ng lí thuyết đó vào thực tế. Đây là quá trình quan trọng để đánh giá kĩ năng của một cá nhân. Khi cá nhân được th hưởng quá trình hình thành kĩ năng dựa trên một khung lí thuyết hành động sẽ giúp kĩ năng được hình thành và ổn định một cách lâu dài, bền vững và hiệu quả. (Nguyễn Hữu Long nnk., 2016)

Tác giả A.V. Petrovski nhận định rằng: “Kĩ năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kĩ xảo. Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, kĩ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong những điều kiện đã thay đổi. Xuất phát từ chỗ coi kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, các tác giả này quan niệm rằng, khi nắm được kĩ thuật hành động, hành động đúng các yêu cầu kĩ thuật của nó thì sẽ đạt kết quả. Muốn nắm được kĩ thuật hành động và thực hiện được hành động theo đúng kĩ thuật thì có phải quá trình học tập và rèn luyện.” (Petrovski, 1982)

Theo tác giả J.P.Chaplin (1968) định nghĩa: “Kĩ năng là thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn.” (Huỳnh Văn Sơn, 2012)

- Quan điểm thứ hai, kĩ năng được xem xét trên phương diện năng

lực của cá nhân trong hành động.

Các tác giả đại diện cho quan điểm này là K.K. Platonov, G.G. Golubev, A.V. Petrovxki, N.Đ.Levitôv....

Theo hai tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev (1977) cho rằng kĩ năng là năng lực của một người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong một khoảng thời gian tương ứng. Đồng thời, “kĩ năng luôn được nhận thức. Cơ sở tâm lí của nó là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa m c đích hành động, các điều kiện và phương thức thực hiện hành động.” (Huỳnh Văn Sơn, 2012)

Tác giả A.V. Petrovxki cũng cho rằng “Kĩ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm.” (Petrovski, 1982)

Với N.Đ.Levitôv, ông cho rằng kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn, bằng cách áp d ng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có liên hệ tới những điều kiện nhất định. Kĩ

năng có liên quan nhiều đến thực tiễn, đến việc áp d ng tri thức vào thực tiễn. (Hoàng Anh Phước, 2012)

Quan điểm này cho thấy kĩ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo. Nhờ có sự mềm dẻo mà con người có tính sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.

- Quan điểm thứ ba, kĩ năng được xem là hành vi ứng xử của con

người.

Tác giả J.N. Richard (2003) coi kĩ năng là hành động được thể hiện ra bên ngoài, chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân. Xem xét kĩ năng trong việc liên kết tri thức, kinh nghiệm, phương thức hành động với các giá trị thái độ, chuẩn mực động cơ hành động của cá nhân. Kĩ năng được thể hiện một cách chuyên nghiệp và tuân thủ các quy tắc ứng xử. (Mai Hiền Lê, 2015)

Từ những quan điểm trên về kĩ năng, một số điểm cần lưu ý khi xét đến khái niệm là:

+ Kĩ năng trước hết được hiểu là mặt kĩ thuật của hành động, kĩ năng

luôn được gắn với một hoạt động c thể và được xem như một đặc điểm của hoạt động.

+ Sự mềm dẻo, linh hoạt, thành thạo là tiêu chuẩn quan trọng để xác

định sự hình thành và phát triển kĩ năng. Do vậy, một hành động chưa thể gọi là có kĩ năng nếu còn mắc lỗi và v ng về, các thao tác thực hiện theo một khuôn mẫu cứng nhắc…

+ Kĩ năng không phải là bẩm sinh của mỗi cá nhân mà là quá trình con

người vận d ng những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn để đạt được m c đích đã đề ra.

Thông qua những tóm tắt trên về kĩ năng, trong đề tài này người nghiên

cứu sử d ng quan điểm “Kĩ năng là khả năng sử dụng tri thức, kinh nghiệm

điều kiện thích hợp”.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THẤU CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -33 )

×