Thư viện trường Đại học Duy Tân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN (Trang 57 - 65)

- Hiệu quả phục vụ (responsiveness); Sự hữu hình (tangibles);

Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Duy TânDo vậy, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lịng của sinh

2.1.5. Thư viện trường Đại học Duy Tân

Thư viện trường Đại Học Duy Tân có tổng diện tích sử dụng 1.820 m2 gồm 03 thư viện (Cơ sở 1: Phòng 601, số 3 Quang Trung: tập trung chủ yếu là tài liệu chuyên ngành khối kỹ thuật – Khoa học sức khỏe và Xã hội Nhân văn; Cơ sở 2: Phòng 607, số 254 Nguyễn Văn Linh: tập trung chủ yếu là tài liệu chuyên ngành kinh tế và Luật; Cơ sở 3: Hòa Khánh Nam: kho lưu chiểu các đầu sách do Nhà trường xuất bản) tại các cơ sở đào tạo của Trường Đại học Duy Tân với 500 chỗ ngồi đọc, hai phịng truy cập internet 88 máy tính dành cho sinh viên, cán bộ, giảng viên và nhiều máy trạm phục vụ tra cứu thơng tin tại các phịng đọc. Với mục tiêu hoạt động là tổ chức, khai thác, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, nhân văn... phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của hơn 1.200 cán bộ, giảng viên và trên 20.000 sinh viên các hệ đại học và sau đại học cho 05 cơ sở của nhà trường.

- Hệ thống các kho tài liệu mở. - Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử.

- Hệ thống mạng thông tin nội bộ được kết nối để truy cập, khai thác và sử dụng các nguồn thông tin qua mạng internet.

2.1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.5.1.1. Lịch sử hình thành

Thư viện Trường Đại Học Duy Tân được thành lập theo Quyết định số 50/QĐ-ĐHDT ngày 16 tháng 9 năm 1995 của Hội đồng Quản trị & Ban Giám hiệu Trường Đại học Duy Tân. Thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động (từ khâu biên mục cho đến phục vụ mượn, trả sách).

Đến nay, Thư viện trường Đại học Duy Tân đã trở thành một trong những thư viện hiện đại của hệ thống thư viện đại học trên địa bàn Tp.Đà Nẵng. Hằng ngày, thư viện đã phục vụ trên 1.000 lượt bạn đọc đến sử dụng thư viện và cung cấp hơn 3.000 tài liệu và thông tin cho sinh viên và giảng viên trong trường, đáp ứng

được phần lớn nhu cầu học tập và giảng dạy của nhà trường. Kế hoạch chiến lược đến năm 2020, thư viện trường đại học đã có những mục tiêu và những giải pháp hữu hiệu để thư viện trường Đại học Duy Tân trở thành một trung tâm thơng tin hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với nhà trường đưa giáo dục đại học Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.

2.1.5.1.2. Quá trình phát triển:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trường trong suốt quá trình 25 năm hình thành và phát triển chuyển đổi loại hình của Trường Đại học Duy Tân từ loại hình trường đại học dân lập chuyển sang loại hình đại học tự thục. Đây là bước ngoặc lớn cho sự phát triển của trường ĐH Duy Tân và đã đánh dấu những thành tích lớn lao của Lãnh đạo nhà trường cùng tồn bộ tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường trong suốt thời gian qua. Điều này được thể hiện qua các mốc thành tích đáng tự hào như:

Về chuẩn quốc gia: ĐH Duy Tân là trường đại học ngồi cơng lập đầu tiên của

Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đây cũng là mức đạt vào loại cao nhất của các trường đại học (cả công lập và ngồi cơng lập) đã qua kiểm định ở miền Trung.

Về chuẩn quốc tế: Đại học Duy Tân trở thành trường đại học thứ 2 của Việt

Nam có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ. Duy Tân là trường đại học đầu tiên của Việt Nam có các chương trình về Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thơng tin Quản lý đạt chuẩn kiểm định ABET. Trường cũng là đơn vị ngồi cơng lập

đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET. Tháng 11/2019, tổ chức xếp hạng QS World University Rankings đã xếp hạng Trường Đại học Duy Tân vào top 500 trường đại học tốt nhất châu Á (xếp hạng thứ 451). Đây là trường Đại học ngồi cơng lập đầu tiên của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này. Mục tiêu không chỉ là

thu hút học viên mà còn khẳng định chất lượng đào tạo và dần tiến tới là việc xây dựng văn hóa chất lượng của một trường ĐH.

Song song với những bước tiến vượt trội trong lĩnh vực đào tạo, Đại học Duy Tân cũng đã và đang ngày càng đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy việc hoàn thiện tri thức và thể chất của sinh viên thơng qua hệ thống thư viện và phịng tập thể thao của trường. Cho đến nay thư viện trường Đại học Duy Tân có tổng diện tích trên 1.900 m2, với đầy đủ phịng đọc, phịng internet, kho sách, tài liệu, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của sinh viên và giảng viên. Hơn 88 máy tính, trên 50.000 bản sách và hệ thống học liệu điện tử kết nối với nhiều trường đại học, học viện trong nước và quốc tế với hơn 1.200.000 tài liệu, giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo... Đây có thể coi như là giảng đường thứ hai, là nơi cung cấp nguồn thông tin phong phú nhất cho sinh viên. Không gian đọc của thư viện được thiết kế theo phong cách thư viện hiện đại – tạo không gian mở, giúp người đọc học theo nhóm kết nối trực tiếp với ấn phẩm. Mặc dù cịn đối diện với rất nhiều khó khăn về vị trí cơ sở đào tạo khơng được tập trung tại một địa điểm như các trường công lập khác, tuy nhiên Lãnh đạo nhà trường đã rất chú trọng đến việc phát triển hệ thống thư viện cơ sở của trường để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được học tập và nghiên cứu. Hiện nay hệ thống Thư Viện trường Đại học Duy Tân gồm 3 cơ sở:

Cơ sở chính: 03 Quang Trung, Đà Nẵng, với tổng diện tích cơ sở 935 mét vng, chủ yếu dành cho sách về các chủ đề kiến trúc, khoa học tự nhiên, CNTT, kỹ thuật và công nghệ, điều dưỡng, khoa học y tế, mỹ thuật, vv

Cơ sở 2: 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, Việt Nam với tổng diện tích cơ sở 720 mét vuông, chủ yếu dành cho sách về các chủ đề kế toán, quản trị kinh doanh, khách sạn và du lịch, pháp luật, vv

Cơ sở 3: Khu F tại Hòa Khánh Nam, Đà Nẵng, Việt Nam với tổng diện tích cơ sở 700 mét vng, chủ yếu dành cho sách về các chủ đề khác nhau về kiến trúc, khoa học tự nhiên, kỹ thuật điện, cơ khí, cơ điện tử, dược phẩm và dược lý, vv

Bộ sưu tập của cả ba thư viện tại DTU chứa hơn 60.000 tập in, trong đó có tổng cộng 1.343 cuốn sách, 3 tạp chí bản cứng và 3.050 tạp chí trực tuyến có thể

truy cập có liên quan đến chương trình Kỹ thuật điện và điện tử. Khoảng 70% tài liệu thư viện bằng tiếng Anh, 25% bằng tiếng Việt và phần cịn lại là các ngơn ngữ khác. Địa chỉ thư viện và tài liệu trực tuyến của DTU có thể được truy cập tại:

http://elib.duytan.edu.vn

http://taileu.duytan.edu.vn (có thể truy cập qua cổng thơng tin myDTU) http://thuvienso.duytan.edu.vn (có thể truy cập thông qua cổng thơng tin myDTU)

Ngồi ra, có các đăng ký vào cơ sở dữ liệu trực tuyến sau:

● Thư viện số ACM (ACM Digital Library); ● IEEE Xplore; ● Web of Science; ● ScienceDirect; ● Springerlink; ● ProQuest Central.

Nhân sự của thư viện gồm có 14 nhân viên cơ hữu và 3 cộng tác viên. Giờ làm việc của các thư viện này là từ 7:00 đến 21:00 cho mỗi ngày trong tuần. Có tổng cộng 88 máy tính để bàn / máy tính xách tay và 60 máy đọc sách điện tử (tức là, Amazon Kindles và Barnes & Noble Nooks). Mỗi thư viện có cổng từ, máy photocopy, máy in và máy quét riêng. Sinh viên có thể mượn sách và các tài liệu khác từ thư viện DTU thơng qua các tiện ích trực tuyến hoặc từ các tiện ích trực tuyến từ cổng thông tin myDTU của họ và nhận các tài liệu mượn sau đó, trong vịng 24 giờ.

Thư viện DTU hiện là thành viên của Hiệp hội Thư viện tại Việt Nam. Nó đã được cơng nhận là một trong 15 thư viện đại học hàng đầu tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2015 bên cạnh sự cơng nhận chính thức khác của Thành phố Đà Nẵng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Định hướng phát triển của thư viện trường Đại học Duy Tân là tổ chức xây dựng Thư viện theo mơ hình một Trung tâm tài ngun Thơng tin – Thư viện hiện đại, kết hợp giữa thư viện truyền thống, thư viện số hóa, dịch vụ và mơ hình học tập, nghiên cứu khoa học theo phương pháp giảng dạy hiện đại trên nền tảng lấy người học là trung tâm. Do vậy hiện nay Thư viện đang tích cực hướng tới việc đẩy

mạnh các hoạt động thông tin, hợp tác chia sẻ với các Thư viện trong hệ thống (đặc biệt Thư viện các trường Đại học, Cao đẳng có cùng chuyên ngành đào tạo), các Thư viện ngồi hệ thống, các trung tâm thơng tin trong và ngồi nước. Điều đó giúp cho việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin, mở rộng liên kết trao đổi với các đơn vị bạn, khai thác hiệu quả các phương tiện hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn nữa các nhu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Duy Tân nói riêng và từng bước vươn ra đáp ứng các nhu cầu thông tin tư liệu cho các đối tượng khác trong khu vực.

2.1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ

Thu thập, tổ chức, khai thác, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới về cơng nghệ thơng tin để duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của Trung tâm.

Hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất cho các thư viện cơ sở của Trường Đại Học Duy Tân tiến đến kết nối các đơn vị này thành một hệ thống thông tin thống nhất.

Liên kết với các thư viện, các trung tâm thơng tin trong và ngồi nước để nâng cao khả năng khai thác, trao đổi thông tin, tổ chức các dịch vụ về thông tin tư liệu hiệu quả và chất lượng.

2.1.5.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện

Thư viện Đại học Duy Tân tổ chức hoạt động theo đúng Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động Thư viện trường Đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Thư viện Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám Hiệu. Tổng số nhân sự của đơn vị gồm có 14 nhân sự, được chia làm 3 bộ phận: Phục vụ bạn đọc; Xử lý nghiệp vụ và Học liệu điện tử. Đơn vị đã xây dựng tập thể

đội ngũ cán bộ thư viện có chuyên mơn nghiệp vụ, có trình độ tin học, ngoại ngữ, năng động, đồn kết, có trách nhiệm, tâm huyết trong cơng việc.

Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Thư viện trường Đại học Duy Tân

2.1.5.4. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện

Đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thành công trong tất cả các hoạt động của thư viện. Đến nay hầu hết các hoạt động của Thư viện Đại học Duy Tân đều được tin học hóa. Hệ thống website (http://elib.duytan.edu.vn) và phần mềm Quản lý Thư viện đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin tài liệu cho bạn đọc và quản lý cho đơn vị. Thư viện Trường đã lập dự án xây dựng thư viện điện tử, tiến hành phân công, đôn đốc, theo dõi và giám sát các thành viên trong đơn vị để hoàn thành dự án đúng tiến độ, đưa ra phục vụ bạn đọc từ năm 2014. Tính đến nay, trang web thư viện điện tử (http://thuvienso.duytan.edu.vn/) có khoảng 90.000 tài liệu điện tử gắn với chương trình đào tạo của Trường, phục vụ hữu ích cho bạn đọc trong Trường. Liên kết với Tailieu.vn để xây dựng trang http://tailieu.duytan.edu.vn. Số lượt bạn đọc tra cứu tài liệu qua các website của Thư viện Trường Đại học Duy Tân với tần suất cao và được bạn đọc đánh giá tính hiệu quả.

Ban Giám hiệu

Giám đốc

Xử lý nghiệp vụ Học liệu điện tử

Tổ trưởng

2.1.5.5. Công tác bổ sung tài liệu

Tính đến nay, Thư viện Trường Đại học Duy Tân đã bổ sung cơ bản đầy đủ tài liệu thuộc tất cả các chuyên ngành đào tạo của Trường, đa dạng hóa loại hình tài liệu đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Thư viện tích cực liên hệ với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để được tiếp nhận các nguồn sách tài trợ. Đến nay, đơn vị đã được các tổ chức như Quỹ Châu Á, Phát triển Văn hóa Việt Nam, Dự án Book4VN, Dự án VnBooKDrive... tài trợ sách chuyên ngành bằng tiếng Anh có giá trị, tạo cơ hội cho sinh viên và giảng viên tham khảo góp phần nâng cao kết quả học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tài liệu sau khi được bổ sung, Thư viện Trường luôn chú trọng công tác xử lý nghiệp vụ theo các chuẩn của ngành trước khi nhập dữ liệu vào phần mềm, đưa tài liệu ra phục vụ bạn đọc.

Ngân sách hàng năm bổ sung các tài liệu mới của thư viện DTU là khoảng 5,8 tỷ đồng Việt Nam (khoảng 250.000 đơ la Mỹ). Khoảng 25% ngân sách đó được dành cho cơ sở dữ liệu và tài liệu điện tử.

Việc mua sắm và thay thế phần cứng máy tính của các thư viện thường được giải quyết theo ngân sách hàng năm để bảo trì cơ sở tồn trường đại học.

2.1.5.6. Cơng tác phục vụ bạn đọc

Trong các năm qua, số lượt bạn đọc đến sử dụng thư viện không ngừng tăng. Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc liên tục trong ngày và trong tuần, cải tiến hình thức mượn tài liệu, tập huấn kỹ năng thư viện cho sinh viên, cơng tác marketing được triển khai bài bản, hình thức đa dạng thu hút bạn đọc đến thư viện, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc được thụ hưởng các dịch vụ có chất lượng của đơn vị. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu bạn đọc, hằng năm Thư viện Trường tiến hành điều tra nhu cầu, khảo sát ý kiến đánh giá của bạn đọc để làm cơ sở định hướng cho hoạt động của đơn vị.

2.1.5.7. Công tác cộng đồng

Thư viện Trường đã tổ chức tặng quà và hướng dẫn kỹ năng đọc sách cho các bạn học sinh ở Làng Hy vọng, tổ chức vận đồng bạn đọc quyên góp sách tặng và hỗ trợ xử lý nghiệp vụ gần 2.000 cuốn sách để tặng học sinh ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam),... Với những thành tích đạt được trong các năm qua đã phản ánh phần nào nỗ lực của tập thể Cán bộ thư viện trong q trình phục vụ cho cơng tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong Trường. Kết quả hoạt động của Thư viện Trường Đại học Duy Tân đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, có uy tín trong lĩnh vực giáo dục của nước ta nói chung và khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói riêng.

2.1.5.8. Hiện trạng của thư viện trường đại học Duy Tân

Mặc dù nhà trường đã và đang tham gia công tác Kiểm định chất lượng giáo dục, tuy nhiên hiện trạng thư viện trường đại học Duy Tân bên cạnh các ưu điểm vẫn còn nhiều hạn chế ở một số khía cạnh như:

Ưu điểm:

- Về nguồn lực thông tin: Đã xây dựng được một Bộ sưu tập số tài liệu nội sinh lên đến gần 50.000 đối tượng, bao gồm luận văn luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo và giáo trình các mơn học… Chính nguồn tài ngun này đã góp phần nâng thứ hạng của đại học Duy Tân đứng thứ 2 trong top các trường đại học Châu Á đạt chuẩn Abet và xếp hạng QS World University Rankings

đã xếp hạng Trường Đại học Duy Tân vào top 500 trường đại học tốt nhất châu Á.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN (Trang 57 - 65)