HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN (Trang 111 - 112)

IV NLPV Năng Lực Phục Vụ

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá nhân tố Tin cậy

4.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1 Hạn chế

4.3.1. Hạn chế

Với những kết quả đạt được, luận văn đã phác thảo bức tranh tổng quát về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ thư viện của sinh viên đối với trường đại học Duy Tân và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy luận văn còn một số hạn chế sau:

- Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa sự trên các lý thuyết đã có và tham khảo các nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định chính xác độ tin cậy của thang đo.

- Do điều kiện thực tế nên tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất dẫn tới tính đại diện của mẫu kém. Nhiều sinh viên cho rằng trả lời bảng câu hỏi

khảo sát khơng mang lại lợi ích gì cho họ nên nhiều người miễn cưỡng trả lời những câu hỏi đặt ra trong bảng khảo sát.

Mơ hình và thang đo chất lượng SERVPERF được phát triển để nghiên cứu chất lượng của dịch vụ chung, không xét đến yếu tố đặc thù của từng loại dịch vụ riêng biệt. Việc áp dụng mơ hình và thang đo này trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ thư viện sẽ bỏ sót các đặc thù riêng của loại dịch vụ này, dẫn đến kết quả nghiên cứu không phản ánh đầy đủ các yếu tố chất lượng có liên quan.

Phiếu điều tra được thiết kế trong nghiên cứu tập trung nhiều vào đánh giá thực trạng mà chưa chú trọng đến phát hiện nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong diễn giải, phân tích số liệu nghiên cứu và đề xuất giải pháp giải quyết.

Nghiên cứu chỉ tiến hành trong nội bộ trường (đối với các sinh viên đang theo học, chưa thể tiến hành khảo sát đối với những sinh viên đã tốt nghiệp) và số lượng khảo sát chỉ chiếm 7% tổng số sinh viên nên độ chính xác chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế này, ngồi yếu tố khách quan đã trình bày ở trên, cịn có ngun nhân chủ quan chưa tiếp cận tài liệu đầy đủ trong quá trình thiết kế nghiên cứu, kinh nghiệm thiết kế phiếu điều tra chưa nhiều dẫn đến những thiếu sót trong xây dựng phiếu điều tra phục vụ thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w