NỘI DUNG CHỦ YẾU TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 31 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘ

NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

1.4.1. Tạo động lực bằng biện pháp tài chính

Biện pháp tài chính được thể hiện thông qua hệ thống thù lao lao động bao gồm: Tiền lương – Tiền thưởng và phúc lợi. Mức lương hợp lý để mang lại hiệu quả cao phải đảm bảo các tiêu chí sau: thỏa đáng, hợp lý, cân đối, chi phí- hiệu quả, an toàn, khuyến khích được nhân viên chấp nhận. Thực hiện chế độ thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội một cách công bằng.

1.4.1.1. Công tác tiền lương

a) Tiền lương

“Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian.” Số tiền này tương ứng với số lượng và chất lượng lao động tiêu hao trong quá trình làm việc, được dựa trên hao phí sức lao động của người lao động. Bản chất của tiền lương trả cho người lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay chính là giá cả sức lao động. Người lao động bán sức lao động của mình và nhận

được người sử dụng lao động tiền lương.

Tiền lương còn biểu hiện giá trị, uy tín, địa vị của người lao động trong gia đình, trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, sự thỏa mãn trong công việc.. cũng như kết quả thực hiện công việc của người lao động. Thông thường tiền lương càng cao thì dẫn đến kết quả thực hiện công việc càng tốt và khuyến khích người lao động hăng hái, say mê làm việc.

Nhưng để tiền lương là một công cụ tạo động lực cho người lao động, là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao đông thực sự hiệu quả thì trong quá trình xây dựng hệ thống trả lương nhà quản lý cần nắm chắc và thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo các yêu cầu về tổ chức tiền lương Cụ thể: - Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức. Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Yêu cầu này có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của người lao động, làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý tiền lương.

- Thứ hai, phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương, đó là: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau; Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân; Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền 17 lương giữa người lao động làm trong các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

- Thứ ba, sử dụng các cách trả lương một cách có hiệu quả và tạo động lực cho người lao động. Việc xây dựng được một hệ thống trả lương hợp lý, khoa học và thực sự phát huy được những vai trò to lớn của nó lại là vấn đề

không đơn giản. Nhiều khi một hệ thống trả lương tốt chưa chắc đã tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, cần sử dụng các biện pháp khác trong đó phải kể đến công cụ tiền thưởng.

- Các khoản phụ cấp theo lương

Phụ cấp lương là khoản tiền mà tổ chức trả thêm cho người lao động khi họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi. Đây là một khoản tiền bổ sung, bù đắp thêm một phần thu nhập cho người lao động

Hiện nay, có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau, tùy vào từng điều kiện của tổ chức mà có thể áp dụng loại phụ cấp thích hợp như: Phụ cấp chức vụ; Phụ cấp độc hại; Phụ cấp ưu đãi; Phụ cấp khu vực…..

Phụ cấp lương có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn mức bình thường. Nó có tác dụng nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo ra sự công bằng giữa những (làm trong môi trường thuận lợi và môi trường độc hại, làm công việc giữ trọng trách cao và không cao…). Từ đó, giúp người lao động yên tâm với công việc, có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

1.4.1.2. Khen thưởng và phúc lợi

a) Khen thưởng

Cùng với tiền lương, tiền thưởng là một dạng kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc. Đây cũng là một trong những động lực quan trọng trong việc thúc đẩy người lao động hăng say, tích cực làm việc, tăng năng suất hiệu quả công việc.

Theo Giáo trính Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cuả Hà Văn Hội: Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người

lao động. Có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như: hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách hoặc cho các sáng kiến cải tiến có giá trị.

Khen thưởng không những làm thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu vật chất mà còn có tác dụng kích thích tinh thần người lao động. Đây là cơ sở để đánh giá thành tích, tinh thần trách nhiệm, khẳng định trình độ làm việc… của người lao động, nó phân định người làm tốt, người làm chưa tốt. Mặt khác, khi thưởng đúng lúc sẽ làm cho người lao động có xu hướng lặp lại những hành vi được thưởng đó.

Để tiền thưởng có tác dụng tạo động cơ làm việc thì công tác tiền thưởng phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Tiền thưởng phải dựa trên những căn cứ nhất định, yêu cầu này đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn thưởng nhất định. Phải phân loại, phân hạng rõ ràng, có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so sánh với những cùng vị trí nhưng đạt được mức thưởng khác nhau, từ đó làm động cơ cho người lao động thi đua nhau làm việc

- Việc khen thưởng cần tiến hành kịp thời và đúng lúc, thời gian khen thưởng tiến hành sau khi người lao động có hành vi được thưởng càng sớm càng tốt.

Trong quá trình tạo động lực, người quản lý cần chú ý giữa khen và thưởng, cần phân loại những hành vi tích cực thành các mức độ khác nhau và tùy mức độ sẽ sử dụng hình thức khen hay thưởng. Điều này tạo ra sự phấn đấu của người lao động đồng thời tạo sự cân bằng và không làm mất đi sự ý nghĩa của khen thưởng.

b) Phúc lợi

Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do tổ chức trả mà người lao động được nhận một cách gián tiếp, đó là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

hưu trí; tiền trả cho những ngày nghỉ; trợ cấp cho những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn; tiền chi cho nhân viên vào những dịp sinh nhật, đám hỉ, hiếu của cha mẹ nhân viên, các chương trình giải trí, nghỉ mát, đi lại…. Phát triển các chương trình phúc lợi cũng là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức. Các chương trình phúc lợi tốt sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của tổ chức và tạo động lực cho nhân viên. Do vậy, phúc lợi là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nơi làm việc của người lao động. Hệ thống phúc lợi rất đa dạng và phong phú nhưng được chia thành 2 loại chính sau:

- Phúc lợi bắt buộc là các khoản phúc lợi tối thiểu mà tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật, như: trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ phép, hưu trí…

- Phúc lợi tự nguyện là các phúc lợi do tổ chức đưa ra tùy thuộc vào khả năng tài chính và sự quan tâm của lãnh đạo. Nó có thể là: nghỉ mát, an dưỡng, trợ cấp khó khăn…

1.4.2. Tạo động lực bằng biện pháp phi tài chính

Yếu tố tinh thần là những yếu tố tâm lý của con người, không thể định lượng được như: Đánh giá đúng thành quả và đảm bảo thực sự công bằng đối với người lao động; thưởng, phạt, khen, chê đúng lúc đúng chỗ; tổ chức tốt các phong trài thi đua, văn thể mỹ...Tạo động lực thúc đẩy người lao động bằng công cụ phi tài chính là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động.

Những biện pháp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tinh thần nhằm góp phần khuyến khích người lao động hăng say, phát huy sáng kiến, áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung sau:

1.4.2.1. Tạo động lực làm việc thông qua công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý. Làm tốt công tác thi đua không những góp phần tạo ra động lực trong phòng trào của người lao động mà qua đó sẽ tác động rất lớn đến việc động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của họ, giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần gia tăng của cải vật chất cho xã hội.

Một đơn vị nếu biết quan tâm, chú trọng đến công tác thi đua một cách đúng mức sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc thúc đẩy nhân viên hăng say làm việc, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đơn vị.

Thưởng phạt, khen chê đúng lúc đúng chỗ: Con người ai cũng có ưu điểm lẫn nhược điểm. Do vậy, cần có thưởng phạt, khen chê thì mới trở nên tốt hơn và làm việc tốt hơn. Nhưng về mặt tâm lý, con người thích được thưởng, được khen hơn lạ bị phạt, bị chê. Vấn đề là thường phạt khen chê như thế nào để có hiệu quả trọng tạo động lực lao động.

Tùy thuộc vào từng thời điểm, điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà mỗi hình thức khuyến khích có vị trí vai trò khác nhau, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì hình thức khuyến khích càng có ý nghĩa hơn. Vì vậy, muốn tạo động lực thúc đẩy người lao động thì đơn vị phải tìm hiểu những vướng mắc, tồn tại ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của người lao động mà đưa ra những biện pháp giải quyết.

1.4.2.2. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là từ dùng để mô tả các điều kiện xung quanh nơi làm việc của mỗi chúng ta. Môi trường làm việc có thể là những điều kiện vật chất, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng… Chúng ta có thể nhận ra rằng môi trường làm việc bao gồm cả những điều kiện về mặt

tinh thần như: quy trình làm việc, văn hóa công ty, thái độ của sếp/đồng nghiệp… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng lớn đến người lao động, họ dễ sinh ra chán nản hoặc nảy sinh tâm lý thù địch nếu bị kẹt trong một môi trường làm việc tiêu cực. Do đó, doanh nghiệp muốn nhân viên luôn tích cực làm việc, nhiệt huyết với công việc thì họ phải tạo được cho nhân viên của mình một môi trường làm việc lý tưởng, cụ thể như sau:

- Cơ hội phát triển: Môi trường làm việc lý tưởng không thể thiếu đi cơ hội phát triển cho nhân viên. Các doanh nghiệp cần có chương trình đào tạo thích hợp và lộ trình thăng tiến để các nhân viên biết mình có thể phát triển đến đâu. Cơ hội phát triển tốt sẽ khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn.

- Ghi nhận những đóng góp cá nhân: Nhân viên nào cũng muốn được cấp trên ghi nhận khi họ có đóng góp cho công ty. Người làm lãnh đạo cần biết khuyến khích, động viên và khen thưởng đúng lúc để nhân viên luôn hứng khởi và nhiệt tình với công việc. Đôi khi chỉ là một lời khen nho nhỏ, một sự khuyến khích nhẹ nhàng cũng đem lại động lực to lớn cho đội ngũ nhân viên công ty rồi.

- Thoải mái và cởi mở: Thực ra người đi làm nào cũng mong muốn mình được làm việc trong một môi trường cởi mở và thoải mái. Sự nghiêm khắc và gò bó quá mức sẽ giết chết hứng khởi làm việc cũng như sức sáng tạo của con người. Vì vậy, một môi trường nơi mọi người hòa đồng, trò chuyện vui vẻ cộng với lãnh đạo tâm lý sẽ luôn khiến người ta yêu thích và không muốn rời đi.

- Tinh thần tập thể: Sức mạnh tập thể là yếu tố vô cùng quan trọng trong môi trường làm việc. Người lãnh đạo phải để tạo nên được một tập thể đoàn kết, biết giúp đỡ và quan tâm nhau. Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì phải phát huy được tinh thần tập thể, để cho mọi cá nhân đều hăng

hái đóng góp cho công ty.

Do đó, các nhà quản lý cần không ngừng tạo môi trường làm việc thuận lợi trong quá trình làm việc, tạo ra những điều kiện làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động. Có như vậy, người lao động càng gắn bó với doanh nghiệp mình nhiều hơn.

1.4.2.3.Công tác đào tạo và thăng tiến

a) Công tác đào tạo

Trong quá trình lao động, con người luôn phải tiếp xúc với những kiến thức về xã hội, về kỹ thuật máy móc mà những kiến thức về công cụ này lại không ngừng phát triển. Bởi vậy, nếu người lao động không được đào tạo bồi dưỡng và phát triển thì sẽ trở nên lỗi thời và lạc hậu. Vậy để tăng hiểu biết cho người lao động, tạo hưng phấn trong quá trình lao động thì việc đào tạo và phát triển cho họ là những vấn đề cần thiết.

Đào tạo là tiến trình nỗ lực, cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Đào tạo được thiết kể để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức. Đào tạo là quá trình học tập làm người lao động có thể thực hiện chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt. Thông qua đào tạo giúp cho người lao động làm tốt hơn công việc, phát huy năng lực, giảm bớt sự giám sát, giảm tai nạn...

Đơn vị cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng những hình thức hợp lý để ai có nhu cầu cũng có thể đáp ứng.

+ Ấn định nhu cầu đào tạo và phát triển. + Xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể. + Lựa chọn các phương pháp thích hợp. + Lựa chọn các phương tiện thích hợp. + Thực chương trình đào tạo.

+ Đánh giá chương trình đào tạo.

Các đơn vị vẫn lo lắng rằng mình sẽ bị mất nhân viên sau khi đào tạo, huấn luyện họ. Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lại là một sự đầu tư mang lại hiệu quả lâu dài cho đơn vị. Vì vậy, người sử dụng lao động cần xây dựng một chiến lược chung về đào tạo và có các biện pháp để giữ chân người lao động sau khi đào tạo.

b) Công tác thăng tiến

Thăng tiến được hiểu là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng cơ hôi thăng tiến là việc sử dụng cơ hội thăng tiến để kích thích, thúc đẩy, nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động.

Mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu của mọi người trong xã hội. Ngoài

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w