Công tác tiền lương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Công tác tiền lương

Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế.

Nguyên tắc xếp bậc lương và xét tăng lương chủ yếu dựa trên thâm niên và hiệu quả lao động tại thời điểm đánh giá mà chưa thực sự dựa trên đánh giá năng lực, kết quả hoàn thành công việc trong thực tế của cả quá trình. Những người có thâm niên công tác cao thì mức lương họ nhận được cao, trong khi lao động trẻ, số năm làm việc ít hơn nhưng số lượng công việc hoàn thành nhiều, có trình độ cao đáp ứng tốt yêu cầu công việc thì chưa được trả lương cao bằng những người có thâm niên, do vậy họ không thấy được những thành quả mà họ được đóng góp được trả công xứng đáng.

Nhận thức rõ được giá trị của tiền lương, để sử dụng lao động có hiệu quả Bệnh viện Mắt Đà Nẵng đã luôn bám sát những quy chế, quy định về tiền lương. Việc trả lương cho cán bộ, viên chức tại bệnh viện áp dụng hệ thống thang bảng lương do nhà nước ban hành trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

định tuyển dụng, các khoản phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm, độc hại, phụ cấp ngành…) trừ đi các khoản về BHXH, BHYT mà người lao động phải trả để tính lương cho viên chức tại bệnh viện. Việc trả lương được thực hiện vào mùng 10 hàng tháng qua thẻ ATM. Như vậy, có thể thấy rằng, cách tính lương tại đơn vị dễ hiểu, rõ ràng, công khai, minh bạch.

Bên cạnh tiền lương theo quy định, tại đơn vị xây dựng thêm tiền thu nhập tăng thêm dựa vào nguồn thu viện phí từ hoạt động khám, chữa bệnh để tăng thêm nguồn thu nhập cho các viên chức, đồng thời cũng tạo thêm động lực cho viên chức. Việc xác định lương tăng thêm theo thâm niên công tác, cụ thể như sau:

- Năm đầu tiên hưởng 50% lương tăng thêm. - Năm thứ 2 hưởng 70% lương tăng thêm. - Năm thứ 3 hưởng 85% lương tăng thêm. - Năm thứ 4 hưởng 100% lương tăng thêm.

Theo đó tiền lương tăng thêm của mỗi CC-VC-LĐ trong 01 tháng được tính theo công thức sau:

Lttt = {(B:H x h x phân loại thi đua hàng tháng) x C}/ Z

Trong đó:

- Ltt: Lương tăng thêm

- B: Tổng tiền lương tăng thêm được chia trong tháng

- H: Tổng hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung để chia lương tăng thêm trong tháng.

- h: Hệ số lương của cá nhân được chia lương tăng thêm trong tháng bao gồm: Hệ số lương chính, phụ cấp chức vụ (nếu có), phụ cấp vượt khung (nếu có).

- C: Số ngày công đạt được trong tháng - Z: Số ngày công quy định trong tháng

Đồng thời, việc phân phối thu nhập tăng thêm được thực hiện theo xếp loại A, B, C hàng tháng, cụ thể:

- Loại A: Được hưởng 100% lương tăng thêm - Loại B: Được hưởng 70% lương tăng thêm - Loại C: Được hưởng 50% lương tăng thêm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 74 - 76)