Những vấn đề đặt ra đối với việc tạo động lực làm việc cho nhân sự

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Những vấn đề đặt ra đối với việc tạo động lực làm việc cho nhân sự

Kiện toàn tổ chức bộ máy, căn cứ yêu cầu về chuyên môn và nhân lực thực tế, bệnh viện tiến hành thành lập các khoa, phòng mới đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn cũng như đáp ứng nhu cầu cao cho sự phát triển: khoa khám điều trị quốc tế và yêu cầu, phòng quản lý chất lượng bệnh viện, phòng NCKH và đào tạo, khoa thẩm mỹ, Phòng công tác xã hội, Phòng Marketing và quan hệ quốc tế…Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thông qua đổi mới cơ chế quản lý, quản lý theo hệ thống, phát huy tính năng động, sáng tạo của các khoa phòng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực.

Hoàn thiện xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa bệnh viện ngang tầm các bệnh viện cùng cấp.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc tạo động lực làm việc cho nhân sựBệnh viện Bệnh viện

Hoàn thiện vấn đề tạo động lực cho cán bộ, viên chức bệnh viện là biện pháp góp phần khuyến khích họ hăng say làm việc, làm việc đạt hiệu quả cao nhất, giúp họ thấy mình cũng được coi trọng, được đóng góp công sức của mình cho bệnh viện và họ xứng đáng được khen thưởng cho những đóng góp đó.

Xây dựng chi tiết bản mô tả công việc nhằm cân đối nhu cầu nhân lực y tế về số lượng, cơ cấu và chất lượng theo từng chuyên khoa. Rà soát nhân lực về số lượng, cơ cấu trình độ, những bất cập trong bố trí, sử dụng nhân lực. Đặc biệt quan tâm tạo điều kiện về môi trường làm việc để giữ chân người giỏi, để họ tích cực cống hiến có hiệu quả cho bệnh viện.

Tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc dựa trên việc quản lý chặt chẽ các hạng mục công việc được giao.

Xây dựng văn hoá trong đơn vị, phát huy sáng tạo của viên chức, công đoàn, đoàn thanh niên thúc đẩy các phong trào hoạt động quần chúng,

tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tăng thêm tính đoàn kết giữa các thành viên trong đơn vị.

Tiền lương, tiền thưởng là động lực khuyến khích vật chất trực tiếp đối với người lao động. Do vậy tiền lương, thưởng cần được trả tương xứng với sức lao động thực tế của họ bỏ ra, tránh sự cào bằng dựa trên bằng cấp.

Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các chế độ phúc lợi tại đơn vị, nhằm mục đích đem lại cho người lao động thấy được sự quan tâm của đơn vị, đời sống được cải thiện và nâng cao, ổn định công việc.

Các chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển của bệnh viện cần được áp dụng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định. Đào tạo cán bộ, viên chức để phát triển, nâng cao khả năng chuyên môn, phát huy được năng lực vốn có được tích luỹ trong từng cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả trong giải quyết công việc.

3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN MẮT ĐÀ NẴNG

3.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Bệnh viện về tạo động lực cho viên chức và người lao động

Vấn đề động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động trong mọi tổ chức nói chung hay cho viên chức trong bệnh viện nói riêng không phải là vấn đề còn nhiều mới mẻ, tuy nhiên trên thực tế nội dung này chưa thực sự được các cấp lãnh đạo quan tâm. Vì vậy, trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao trong công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, lãnh đạo bệnh viện cần chủ động tìm hiểu các vấn đề liên quan đến động lực và tạo động lực thông qua:

Việc nắm chắc các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách cho người lao động được tìm hiểu qua sách báo, tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Đồng thời, cử cán bộ đi học hoặc mở các lớp đào tạo các

kỹ năng quản lý để nâng cao nhận thức cũng như cách thức làm việc thực tế của lãnh đạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 88 - 90)