Kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

1.7.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Là bệnh viện đa khoa hạng I, có quy mô 2.569 giường bệnh với 2.006 cán bộ, viên chức và người lao động, với đội ngũ bác sỹ trình độ chuyên môn cao. Trong đó có 353 bác sĩ, 63 dược sĩ, 694 điều dưỡng và 159 kỹ thuật viên. Có 7 phòng chức năng,10 khoa cận lâm sàng, 20 khoa lâm sàng, khoa điều trị quốc tế, và khoa khám chữa bệnh yêu cầu. Thời gian qua, Bệnh viện đã chú trọng nâng cao y đức, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, đồng thời không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu của Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền trung, Tây Nguyên. Bệnh viện Đà Nẵng hiện Trung bình mỗi ngày có hàng trăm ngàn lượt người tới tham gia khám, điều trị bệnh tại đây. Để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự

hài lòng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bệnh viện Đà Nẵng đã đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh đến khám và điều trị. Bệnh viện Đà Nẵng đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế đồng bộ như máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D, 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động….

Hàng năm bệnh viện đã cử rất nhiều bác sĩ đi học tập tại nước ngoài và kể cả học thêm kinh nghiệm của một số bệnh viện lớn khác tại Hà Nội và HCM nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ bác sĩ đủ về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và lân cận. Một trong những nội dung đổi mới của Bệnh viện chính là nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu (BS CKI, BS CKII) khám và điều trị chăm sóc người bệnh, thay đổi nhận thức, hành vi và tác phong làm việc của đội ngũ BS, cán bộ, viên chức; lấy các tiêu chuẩn, đạo đức cán bộ y tế, các quy định về kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa với người bệnh làm yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ, nhân viên. Công tác chăm sóc toàn diện người bệnh được triển khai đồng bộ, có nề nếp, nhờ đó mà lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng nhiều, dẫn đến nguồn thu nhập tăng thêm của cá nhân trong bệnh viện, thỏa mãn với công sức mà họ đã bỏ ra và rất hài lòng với thu nhập khi làm việc tại bệnh viện Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 47 - 48)