KHAI QUAT VỀ BỆNH VIỆN MẮT ĐA NẴNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.KHAI QUAT VỀ BỆNH VIỆN MẮT ĐA NẴNG

2.1.1. Khái quát chung

Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tiền thân là Trạm mắt hột với vai trò chỉ đạo tuyến chuyên khoa khu vực toàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó phát triển thành Trung Tâm Nhãn khoa tỉnh, tiếp đến là Trung tâm Nhãn khoa Thành phố và cho đến nay là Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng với chức năng nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa khu vực hạng II, được Bộ Y tế cấp mã đào tạo liên tục cán bộ y tế chuyên khoa. Bệnh viện có quy mô 180 giường bệnh với 147 CCVCLĐ.

- Bệnh viện Mắt đã phát triển kỹ thuật mới như tạo hình vùng bè bằng Laser; Phẫu thuật ghép giác mạc; Phẫu thuật nối thông lệ mũi nội soi; Phẫu thuật treo mi cơ trán bằng cân cơ đùi nhân tạo; Điều trị sụp mi ; Điều trị Lác thẩm mỹ, Điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Lazik.

- Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tất cả các chỉ tiêu hoạt động thực hiện đều vượt so với kế hoạch, đặc biệt có những chỉ tiêu đạt >200% so với kế hoạch giao.

- Quy chế bệnh viện được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai sót chuyên môn lớn.

- Tất cả cán bộ làm công tác chuyên môn đã được thông qua đào tạo, kinh qua thực tế lâm sàng và đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hầu hết các bệnh về mắt theo phân loại quốc tế được khám và điều trị tại bệnh viện, không phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

- Bệnh viện Mắt Đà Nẵng thực sự là cơ sở chuyên khoa có chuyên môn kỹ thuật cao nhất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Vì vậy có khoảng trên 50% bệnh nhân từ các tỉnh trong khu vực đến khám, chữa bệnh. Hầu hết những bệnh nhân này là bệnh khó, phức tạp vượt khả năng khám và điều trị ở các cơ sở y tế địa phương khác.

- Về phẫu thuật có trình độ ngang tầm với Bệnh viện Mắt Trung ương và Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ yếu là các ca phẫu thuật loại đặc biệtloại I, II.

- Đã triển khai tốt và nâng cao một số chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao như: Phẫu thuật tật khúc xạ, laser bán phần trước, Phaco, siêu âm A-B, phẫu thuật võng mạc dịch kính, phẫu thuật mắt trẻ em, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi, chụp mạch huỳnh quang...

- Tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân ngày càng được nâng cao. Qua khảo sát thăm dò ý kiến bệnh nhân hàng tháng, trên 95% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng về thái độ phục vụ và điều kiện cơ sở vật chất về khám chữa bệnh.

- Đội ngũ cán bộ không ngừng được phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong các năm vừa qua Bệnh viện đã cử 75 cán bộ đi đào tạo Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, cử nhân điều dưỡng, trung, cao cấp chính trị, quản lý bệnh viện và 12 lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày. Hiện nay Bệnh viện Mắt Đà Nẵng là nơi tập trung cao nhất về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên khoa Mắt của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Để đáp ứng được nhiệm vụ khám, điều trị các bệnh về Mắt cho nhân dân trên địa bàn Thành phố và các Tỉnh Miền trung và Tây nguyên,Bệnh viện Mắt Đà Nẵng đã không ngừng phát triển cả về số lượng, năng lực, trình độ chuyên môn. Thông qua Đại hội cán bộ công chức viên chức trong toàn bệnh

viện được tổ chức vào tháng 12/2018, Bệnh viện đã tổng kết, đánh giá công tác hoạt động trong năm 2018, triển khai phương hướng hoạt động cho năm 2019 và kết quả là tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch mà Sở Y tế cũng như bệnh viện đặt ra từ đầu năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch và được Lãnh đạo Sở Y tế đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hàng năm căn cứ dự toán thu chi được giao đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như đặc thù của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đảm bảo đời sống và nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy và nhân sự

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy

Năm 2017 là năm đầu tiên Bệnh viện Mắt Đà Nẵng thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao. Hiện tại Bệnh viện có 16 khoa, phòng. Cụ thể:

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

2.1.2.2. Đặc điểm nhân sự

Đội ngũ viên chức của bệnh viện luôn có sự biến động theo các năm. Trong những năm qua đơn vị đã tạo lập được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, là nhân tố chủ yếu giúp cho đơn vị tạo lập uy tín trong xã hội, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 2.3. Tình hình biến động viên chức Bệnh viện Mắt Đà Nẵng từ năm 2017-2019

STT Năm Số lượng (người)

1 Năm 2017 144

2 Năm 2018 145

3 Năm 2019 147

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

phân nhóm trình độ cụ thể hơn trên cơ sở phân tích công việc để biết rõ chức năng nhiệm vụ và đặc điểm, năng lực, hành vi của từng nhóm đối tượng nhằm thiết lập hệ thống tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc phù hợp.

a) Trình độ chuyên môn

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của CBVC Bệnh viện Mắt Đà Nẵng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TỔNG SỐ 144 145 147

1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Số lượng (người) 1 1 1 Tỷ lệ (%) 0,69% 0,69% 0,68% 2 Bác sĩ chuyên khoa II Số lượng (người) 8 8 8 Tỷ lệ (%) 5,56% 5,52% 5,44% 3 Bác sĩ chuyên khoa I Số lượng (người) 13 14 14 Tỷ lệ (%) 9,03% 9,66% 9,52% 4 Bác sĩ nội trú Số lượng (người) 11 11 11 Tỷ lệ (%) 7,64% 7,59% 7,48%

5 Bác sĩ chuyên khoa định hướng

Số lượng (người) 7 7 7

Tỷ lệ (%) 4,86% 4,83% 4,76%

6 Đại học và sau Đại học khác

Số lượng (người) 34 34 35

Tỷ lệ (%) 23,61% 23,45% 23,81%

7 Y tá, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên

Số lượng (người) 70 70 71

Tỷ lệ (%) 48,61% 48,28% 48,30%

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Tỷ trọng lao động có trình độ cao tăng lên qua các năm, điều này cho thấy Bệnh viện đã thu hút được lao động có trình độ cao và quan tâm đến việc

nâng cao trình độ người lao động trong tổ chức. Kết cấu lao động khá hợp lý với tỷ lệ y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên luôn chiếm gần 50% số lao động của Bệnh viện do nhiệm vụ chủ yếu là khám, chữa bệnh và phục vụ cho bệnh nhân. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn Phó Giáo sư Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II chiếm tỷ lệ 6,12% tổng số lao động đều chủ yếu nắm các vị trí chủ chốt như Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng khoa. Viên chức có trình độ Thạc sĩ và tương đương (Bác sĩ chuyên khoa I), Bác sĩ nội trú… cũng chiếm tỷ lệ 21,77% chủ yếu tập trung là bác sĩ, điều dưỡng trưởng khoa và các vị trí hành chính chuyên môn. Tỷ lệ 48% chiếm đa số trong tổng số lao động, tập trung vào các Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên…

b) Cơ cấu nhân sự theo giới tính

Bảng 2.5. Cơ cấu nhân sự theo giới tính

STT Khối Tổng số người Nam Nữ Số người % Số người % 1 Khối hành chính 30 11 36,67% 19 63,33%

2 Khối chuyên môn 117 34 29,06% 83 70,94%

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Khi phân tích sự phân bổ giới tính giữa hai khối hành chính và khối chuyên môn thì có thể thấy tỷ lệ giới tính là khá hợp lý. Tỷ lệ viên chức nam của khối hành chính cao hơn tỷ lệ nam tại khối chuyên môn, do khối hành chính có nhiều công việc liên quan đến sửa chữa, đảm bảo cơ sở vật chất cho cơ quan đều là những công việc khá vất vả thì số lượng nam nhiều hơn là phù hợp.

c) Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

Bảng 2.6. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

ST T Số người % Số người % Số người % Số người % 1 Khối hành chính 5 3,40% 15 10,20% 8 5,44% 2 1,36% 2 Khối chuyên môn 25 17,01% 43 29,25% 27 18,37% 22 14,97% Tổng số 30 20,41 % 58 39,46% 35 23,81% 24 16,33% Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

Số lượng viên chức tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 20,41%; độ tuổi 31-40 tuổi chiếm 39,46%; độ tuổi 41-50 tuổi chiếm 18,37%; còn lại là 16,33% là độ tuổi trên 50 tuổi. Như vậy, đơn vị có nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao, đây là đội ngũ lao động trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình với công việc và ở độ tuổi 31-40 tuổi là độ tuổi kinh nghiệm và tay nghề đã khá vững.

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN SỰ BỆNH VIỆN MẮT ĐÀ NẴNG NHÂN SỰ BỆNH VIỆN MẮT ĐÀ NẴNG

Động lực là trạng thái bên trong của chủ thể lao động, động lực luôn biến đổi do nhu cầu thay đổi và tác động từ môi trường bên ngoài. Động lực làm việc là một nhân tố quan trọng thúc đẩy con người làm việc một cách tích cực, tự nguyện. Cá nhân có động lực làm việc sẽ có tinh thần làm việc thoải mái, chủ động, hang say tạo nên hiệu quả cao trong công việc, thúc đẩy tổ chức duy trì và phát triển bền vững. Do vậy, nhà quản lý cần tìm hiểu nhu cầu của các nhân viên để ác định được động lực làm việc của họ và từ đó xây dựng những chính sách, phương thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ.

Để có cái nhìn khách quan và chính xác về động lực và tạo động lực làm việc của viên chức tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, tác giả đã tiến hành khảo sát phát phiếu điều tra đến 147 viên chức và người lao động đang công tác tại Bệnh viện Mắt và thu được 147 kết quả khác nhau để tìm hiểu thực trạng động

lực và tạo động lực làm việc của viên chức tại bệnh viện, từ đó xác định được ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp mang tính khả thi tạo động lực làm việc hơn nữa cho viên chức làm việc tại Bệnh viện. Chi tiết bảng tổng hợp kết quả khảo sát của 147 phiếu theo Phụ lục 2 đính kèm.

2.2.1. Yếu tố thuộc nhân viên Bệnh viện Mắt Đà Nẵng

- Mục đích làm việc

Mỗi một viên chức làm việc tại Bệnh viện Mắt đều có những mục đích khác nhau khi lựa chọn công việc, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì các mục đích của cá nhân cũng có sự thay đổi. Đối với những người trẻ tuổi, khi mới đảm nhận công việc mục đích của họ thường rất đơn giản, chỉ là để được cọ sát với thực tế, nâng cao tay nghề của bản thân ở mức thấp với những công việc đơn giản. Tuy nhiên khi tay nghề đã cứng cáp, họ sẽ bắt đầu có nhu cầu về thăng tiến, được giữ những chức vụ quan trong tại khoa, phòng, có tầm ảnh hưởng tới mọi người. Khi ấy động lực làm việc của họ sẽ có sự thay đổi, họ sẽ cố gắng đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và bên cạnh đó họ cũng phải nghiên cứu các cách quản lý, lãnh đạo…

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về cơ hội học tập

STT Nội dung Rất hài lòng (%) Hài lòng (%) Bình thường (%) Không hài lòng (%) Rất không hài lòng (%) 1

Bệnh viện tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn

68,03 31,29 0,68 0 0

(Nguồn: khảo sát động lực làm việc của viên chức, người lao động tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng)

Qua kết quả khảo sát, có tới 68,03% người lao động cảm thấy rất hài lòng khi được hỏi về “Bệnh viện có tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao

trình độ chuyên môn không?” Điều này cho thấy Lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm, tạo điều kiện cho nhân viên luôn học tập, trao dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn.

- Quan niệm của người lao động về công việc

Bảng 2.8. Khảo sát sự hài lòng về công việc STT Nội dung Rất hài lòng (%) Hài lòng (%) Bình thường (%) Không hài lòng (%) Rất không hài lòng (%) 1

Khối lượng công việc được giao phù hợp với chuyên môn 52,38 44,22 3,4 0 0 2 Anh/chị có hài lòng về công việc hiện tại không?

48,98 46,94 4,08 0 0

(Nguồn: khảo sát động lực làm việc của viên chức, người lao động tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng)

Bệnh viện Mắt Đà Nẵng có một tập thể các viên chức trẻ, năng động, luôn sáng tạo và ham học hỏi trong công việc. Mặc dù nhiều năm qua cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ nhưng tinh thần làm việc của viên chức tại bệnh viện vẫn luôn cố gắng để hoàn thành công việc với mục tiêu là “Nụ cười bệnh nhân, niềm vui thầy thuốc”.

Mỗi người có một quan niệm về công việc khác nhau. Tùy theo những quan niệm đó mà họ có những hành vi khác nhau. Tại Bệnh viện Mắt, khi được hỏi về sự hài lòng đối với “khối lượng công việc được giao phù hợp với chuyên môn”, kết quả là có tới 52,38% rất hài lòng, 44,22% hài lòng và chỉ 3,4% cảm thấy bình thường. Như vậy, hơn 90% viên chức cho rằng công việc đang đảm nhận rất phù hợp và phù hợp với chuyên môn được đào tạo, điều này cho thấy sự hợp lý trong việc tuyển dụng và bố trí sắp xếp nhân sự tại bệnh viện. Khi viên chức được đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn

của bản thân sẽ tạo động lực làm việc, tạo sự say mê hứng thú, giúp họ phát huy hết khả năng, nỗ lực hết mình trong giải quyết công việc.

Đối với câu hỏi “Anh/chị có hài lòng về công việc hiện tại không?”, kết quả cho thấy 48,98% cảm thấy rất hài lòng, 46,94% hài lòng và chỉ 4,08% thấy bình thường. Như vậy cũng trên 90% viên chức nhận thấy hài lòng công việc hiện tại, đây là một đánh giá cũng rất quan trọng bởi khi bản thân người lao động yêu thích công việc thì họ sẽ tự tạo động lực làm việc cho bản thân đề hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Mức độ hài lòng, gắn bó với đồng nghiệp, lãnh đạo

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng, gắn bó với

đồng nghiệp, lãnh đạo ST T Nội dung Rất hài lòng (%) Hài lòng (%) Bình thường (%) Không hài lòng (%) Rất không hài lòng (%) 1 Đồng nghiệp có ý thức hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chung 63,95 34,69 1,36 0 0 2 Lãnh đạo có năng lực xử lý, điều hành, giải quyết công việc hiệu quả

74,15 25,17 0,68 0 0

3

Lãnh đạo phân công công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo của nhân viên

72,11 26,53 1,36 0 0

4

Lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp nhân viên

72,11 25,85 2,04 0 0

(Nguồn: khảo sát động lực làm việc của viên chức, người lao động tại

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN sự tại BỆNH VIỆN mắt đà NẴNG (Trang 55)