6. Kết cấu của luận văn
1.7.5. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm các Bệnh viện đối với Bệnh viện
viện Mắt Đà Nẵng
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho đội ngũ BS của các bệnh viện (bao gồm ba bệnh viện công lập và một bệnh viện ngoài công lập), Bệnh viện Mắt có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất, kinh nghiệm của các Bệnh viện cho thấy, biện pháp tạo động lực cơ bản và quan trọng nhất đó là chính sách tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi. Bệnh viện cần tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển mà có các chính sách cải cách phù hợp để tăng lương và các khoản thu nhập ngoài lương cho BS theo hướng trả lương phải gắn với kích thích được sự phấn đấu của BS; hoàn thiện việc chi trả tiền phụ cấp, thực hiện tốt các khoản chi khuyến khích hoạt động chuyên môn, phúc lợi, tiền thưởng qua việc cải tiến quy chế chi tiêu nội bộ, điều chỉnh các mức chi hợp lý hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn tìm cách nâng cao tiền lương cho BS như tăng thu nhập tăng thêm, tăng tiền phẫu thuật, thủ thuật, trực gác làm đòn bẩy vật chất cơ bản để phát triển động lực làm việc.
- Thứ hai, kinh nghiệm của các Bệnh viện cho thấy, biện pháp tạo động lực về thu hút nhân tài, chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ BS, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo uy tính chất lượng của bệnh viện.
- Thứ ba, việc tạo động lực cho BS qua sự công bằng trong phân công và đánh giá thực hiện nhiệm vụ “ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít” làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu; thỏa mãn nhu cầu về KCB, phát triển và thăng tiến cho BS;
- Thứ tư, cải thiện môi trường làm việc cả về vật chất lẫn tinh thần qua nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường uy tín, thương hiệu, văn hóa của Bệnh viện; các mối quan hệ đồng nghiệp và với lãnh đạo. Hình ảnh và vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến động lực làm việc của BS các bệnh viện. Việc triển khai các giải pháp phải chăm sóc khách hàng được vận dụng một cách linh hoạt, đồng bộ.
Như vậy, có thể thấy kinh nghiệm trong việc tạo động lực làm việc của BS đối với các bệnh viện cần xác định đúng và đầy đủ các nhu cầu của BS, từ đó có các chính sách tạo động lực làm việc phù hợp để BS từng bước thỏa mãn nhu cầu của mình và phát huy khả năng, trí tuệ, sức sáng tạo, góp phần nâng cao trong sự phát triển của bệnh viện.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Tại Chương 1 tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về động lực, tạo động lực làm việc và các học thuyết phổ biến về tạo động lực làm việc.
Tạo động lực làm việc là tất cả các biện pháp, chính sách và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát, tự nguyện của người lao động trong thực thi công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, giúp tổ chức duy trì và phát triển bền vững trong các điều kiện, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Động lực làm việc chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố cơ bản đó là: yếu tố thuộc bản thân người lao động, yếu tố thuộc tổ chức và yếu tố thuộc công việc.
Có rất nhiều các thuyết và quan điểm về vấn đề động lực và tạo động lực làm việc, tiêu biểu là: Học thuyết nhu cầu của Maslow; Học thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg; Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom; Thuyết ERG; Học thuyết về sự tăng cường tích cực của B.F.Skinner (1953).
Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung lý luận liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại Chương 2 và đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN MẮT ĐÀ NẴNG