KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 87 - 91)

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính, tiền lương, tiền công

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ

Với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống cơng cụ quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, kế toán cần tiếp tục được hồn thiện và phát triển để góp phần quản lý tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn. Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế có tính khả thi, theo quan điểm tác giả, Nhà nước, ngành y tế cũng như các đơn vị cần có một số điều kiện nhất định.

Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả cải cách tài chính cơng. Thơng qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, Nhà nước có cơ sở để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện và phân loại đơn vị tự chủ tài chính phù hợp.

Thứ hai, đối với ngành y tế cần căn cứ vào số lượng bệnh nhân đã được điều trị, chất lượng sức khỏe bệnh nhân sau điều trị để làm thước đo đánh giá.

Thứ ba, Nhà nước cần giao quyền tự chủ tài chính tồn diện cho các bệnh viện cơng lập. Giao quyền tự chủ tài chính với các nội dung cụ thể, thiết thực, gắn chất lượng hoạt động sự nghiệp và hiệu quả quản lý với tiền lương và thu nhập của người lao động, sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Thứ tư, thành phố nên thay đổi quy định mua sắm tập trung như hiện nay đang áp dụng cho các đơn vị bởi thủ tục rườm rà, giá cả lại cao hơn thị trường đã tạo áp lực tài chính lên các đơn vị. Thành phố nên để các bệnh viện tự chủ tài chính tự quyết định mua sắm nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc mua sắm máy móc, tài sản, trang thiết bị phục vụ bệnh nhân kịp thời.

Thứ năm, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cần bàn bạc với BHXH thành phố Đà Nẵng nhằm thống nhất các văn bản quy định chuyên môn, quy định về thanh quyết tốn chi phí khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố giảm xuất tốn chi phí khám chữa bệnh như trong thời gian vừa qua.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra cơng tác quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế. Thơng qua cơng tác kiểm tra về tình hình chấp hành các cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà nước, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, ngành y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vướng mắc của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hồn thiện tổ chức cơng tác toán kế toán trong các đơn vị y tế nói chung và Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính hồn tồn. Đặc biệt đối với ngành y tế, những phương hướng và giải pháp hoàn thiện này phải phù hợp với các định hướng phát triển hệ thống cơ sở y tế của Việt nam và yêu cầu đồng thời đạt được hai mục tiêu lớn là đảm bảo công bằng y tế và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng ở chương 2, trong chương 3, tác giả đã trình bày sự cần thiết, cũng như định hướng, quan điểm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi để hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị. Tác giả hi vọng những đề xuất này sẽ được áp dụng vào thực tiễn tổ chức cơng tác kế tốn của Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng nhằm hoàn thiện hơn tổ chức cơng tác kế tốn tại Bệnh viện trong giai đoạn Bệnh viện chuẩn bị chuyển sang tự chủ hoàn toàn.

KẾT LUẬN

Với phương châm đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động y tế. Từ khi đổi mới đến nay, ngành y tế đã tiến được một bước dài, phục vụ nhân dân với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên để ngành y tế thực sự vận hành theo cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có phương hướng và các giải pháp phát triển phù hợp.

Một trong những biện pháp được quan tâm hàng đầu đã được đề cập trong luận văn là hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong điều kiện tự chủ hồn tồn- Trường hợp nghiên cứu tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng. Qua nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả đã hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn ở các đơn vị sự nghiệp y tế. Đặc biệt tác giả đưa ra vấn đề tổ chức cơng tác kế tốn đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý tài chính mới- cơ chế tự chủ tài chính.

Trên cơ sở đó đã nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý tài chính và tổ chức cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng hiện nay một cách hệ thống.

Luận văn đã phản ánh một cách khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề cịn tồn tại cần tiếp tục hồn thiện. Kết quả từ thực trạng cho thấy mặc dù đã phần nào đáp ứng yêu cầu về cung cấp thơng tin tài chính trung thực và có tác động tích cực đến cơng tác quản lý tài chính của đơn vị nhưng cơng tác tổ chức kế tốn vẫn còn bị động khi chuyển đổi sang cơ chế quản lý tài chính mới. Luận văn cũng luận giải những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình trạng trên.

Từ nghiên cứu lý thuyết và thực trạng hoạt động đề tài đã trình bày quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng. Các giải pháp được xây dựng trên cả hai mặt: Hoàn thiện từng nội dung của tổ chức công tác kế tốn và tăng cường cơng tác quản lý tài chính trong các cơ sở y tế. Ngoài những nội dung trên, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ y tế để đảm bảo điều kiện áp dụng các giải pháp đó.

Bộ Tài chính (2017), Thơng tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính về chế độ kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

[2] Bộ Tài chính (2006), Luật Kế tốn và các văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[3] Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BTC-

BYT-BNV ngày 27/2/2004 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập, Hà Nội.

[4] Phạm Văn Đăng (2013), Luật Kế toán - Bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp

luật về kế tốn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[5] Phạm Huy Đoán (2014), Hệ thống kế tốn áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Đơng (2012), Giáo trình Lý thuyết Hạch tốn Kế tốn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thị Đơng (2015), Giáo trình Kế tốn cơng trong đơn vị hành chính sự

nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[8] Hà Thị Ngọc Hà, Trần Khánh Lâm (2008), Hướng dẫn thực hành chế độ kế tốn đơn vị

sự nghiệp cơng lập, bài tập và lập báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà

Nội.

[9] Võ Văn Nhị (2009), Nguyên lý Kế tốn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[10] Nguyễn Quang Quynh (2011), Giáo trình Lý thuyết hạch tốn kế tốn, Nhàxuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[11] Đồn Xn Tiên (2006), Giáo trình Tổ chức cơng tác kế tốn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[12] Phan Xuân Trung (2008), Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w