vào phân tích những tồn tại, khó khăn, vướng mắc từ căn cứ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với việc thực hiện công tác này. Mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế trong giai đoạn hiện nay, nâng cao công tác quản lý đối tượng, đôn đốc thu nợ, giảm tỷ lệ nợ đọng, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định khung lý luận về quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXHhuyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác này trong giai đoạn 2015-2019 và định hướng giai đoạn 2020-2025 tại BHXH huyện Lập Thạch.
- Xác định, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD. Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế đã được nhận diện qua phân tích thực tế tại BHXH huyện Lập Thạch và các bài học kinh nghiệm học hỏi được từ các cơ quan BHXH địa phương trên toàn quốc.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đối tượng doanh nghiệp thuộc khối DNNQD và việc thực hiện công tác quản lý thu nợ BHXH khối này đối với cơ quan BHXH cấp huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tập trung nghiên cứu đối tượng khối DNNQD và công tác quản lý thu nợ BHXH khối này trên địa bàn huyện Lập Thạch.
- Về thời gian: số liệu quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện Lập Thạch được thu thập trong 05 năm từ 2015-2019.
- Về nội dung: phân tích công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện Lập Thạch theo từng nội dung từ bộ máy thực hiện quản lý thu nợ, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cuối cùng là đánh giá việc thực hiện kế hoạch kế
NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG
- Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý nợ - Các nhân tố thuộc về đối tượng nợ BHXH
- Các nhân tố khác
NỘI DUNG
- Bộ máy thực hiện quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD. - Lập kế hoạch thu nợ BHXH khối DNNQD
- Tổ chức thực hiện kế hoạch thu nợ BHXHkhối DNNQD. - Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch thu nợ BHXH khối DNNQD.
MỤC TIÊU
- Nâng cao công tác quản lý đối tượng khối DNNQD, quản lý nợ BHXH khối này. - Giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH khối DNNQD trên địa bàn.
- Chống thất thoát quỹ BHXH, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Hình 1: Khung nghiên cứu về quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXH cấp huyện
Nguồn: Tác giả mô hình hóa
hoạch thu nợ BHXH.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Đề tài sử dụng khung nghiên cứu trong sơ đồ bên dưới. Khung nghiên cứu được vận dụng xuyên suốt các nội dung trong quá trình phân tích đánh giá.
5.2. Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu