Với các Sở, ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 91 - 93)

- Câu hỏi: “Mời ông cho đánh giá về công tác triển khai kế hoạch đôn đốc thu nợ và kiểm soát tỷ lệ nợ đọng BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện LậpThạch

NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.2.3. Với các Sở, ban ngành có liên quan

a. Sở kế hoạch - đầu tư

Sở Kế hoạch - Đầu tư là nơi mà doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy đây là cơ quan nắm rất rõ về số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn quận. Vì vậy, cơ quan BHXH cần có sự phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư để được cung cấp kịp thời tên những doanh nghiệp đang hoạt động và mới bắt đầu đăng ký thành lập để cơ quan BHXH có thể đối chiếu với các doanh nghiệp đã tham gia BHXH. Từ đó, tìm ra những đơn vị đã hoạt động, có đủ điều kiện tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Qua đó, lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan BHXH quận nhìn nhận lại công tác tuyên truyền về BHXH đến các doanh nghiệp đã được thực hiện hiệu quả hay chưa.

b. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp khi sử dụng lao động đều phải đăng ký với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về danh sách lao động và thang bảng lương. Cơ quan này cần có trách nhiệm cung cấp những thông tin này cho cơ quan BHXH để đối chiếu, phát hiện vi phạm về đăng ký số người tham gia và mức lương để tiến hành xử phạt.

Cử thanh tra lao động cùng với cơ quan BHXH để tăng cường công tác thanh, kiểm tra thanh tra lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì hoạt động kinh doanh của những đối tượng này rất phức tạp, liên tục có sự thay đổi về nhân sự. Vì có nhiều nghiệp vụ kiểm tra lao động mà cơ quan BHXH không có quyền hạn để thực hiện mà phải nhờ đến sự can thiệp của thanh tra lao động thì cơ quan BHXH mới có được những số liệu cần thiết liên quan đến những vấn đề đó. Do đó việc thanh kiểm tra cùng với thanh tra lao động sẽ giúp cơ quan chức năng nắm rõ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được những vi phạm về BHXH.

c. Liên đoàn lao động huyện

Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. BHXH là một trong những quyền lợi đó. Vì vậy công đoàn có trách nhiệm bảo vệ người lao động khi có các vi phạm về BHXH xảy ra trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người lao động. Như vậy, công đoàn là một cánh tay hỗ trợ đắc lực cho cơ quan BHXH trong việc tạo áp lực cho doanh nghiệp trong vấn đề đóng BHXH.

Liên đoàn lao động quận cần có các biện pháp yêu cầu thành lập công đoàn đầy đủ tại các đơn vị có sử dụng lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dù thành lập đã lâu nhưng vẫn không có tổ chức công đoàn. Không phải do họ không biết mà do họ cố tình không thành lập. Liên đoàn cũng cần phải đưa ra các quy định chặt chẽ để đảm bảo công đoàn tại các doanh nghiệp thực hiện đúng với vai trò của mình là bảo vệ quyền và lợi ích người lao động, khâu thành lập công đoàn phải được thực hiện dân chủ, công khai. Vì khi có những vi phạm về quyền lợi của người lao động xảy ra, công đoàn sẽ là tổ chức đại diện cho người lao động đòi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ trong đó có cả nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động.

Tổ chức tập huấn về Luật Bảo hiểm xã hội cho tổ chức công đoàn, từ đó tổ chức này sẽ nắm được những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động về BHXH. Nếu trong doanh nghiệp có xảy ra vi phạm về BHXH thì tổ chức công đoàn có thể phát hiện được và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng luật bảo vệ người lao động về quyền tham gia BHXH.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH thông qua nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu, phát tờ rơi cung cấp thông tin, nội dung về ý nghĩa, mục đích của chính sách BHXH và nội dung Luật BHXH.

d. Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương

UBND tỉnh, huyện cần tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo để đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quận với cơ quan BHXH. Vì các cơ quan như Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở kế hoạch Đầu tư, BHXH là những cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Họ không có nghĩa vụ phải liên kết với nhau khi không có yêu cầu của các cấp cao hơn. Vì vậy, cần có cơ quan đứng ra yêu cầu các cơ quan này hỗ trợ cho nhau để thực hiện một số nghiệp vụ, công việc mà cơ quan này cần mà không thể làm nhưng lại thuộc quyền hạn của cơ quan kia. Nếu như không có sự tham gia của UBND tỉnh, huyện thì các cơ quan sẽ không tự giác có sự phối hợp với nhau vì các cơ quan này không có trách nhiệm phải hỗ trợ cho BHXH. Do vậy cần có sự lãnh đạo, thống nhất để các cơ quan hữu quan cùng hợp tác với BHXH để cơ quan BHXH có thể thực hiện tốt công tác thu. Nếu chỉ có một mình cơ quan BHXH thì sẽ không thể nắm được các thông tin phục vụ cho công tác thu như số lượng lao động chính xác trong các doanh nghiệp, hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp....

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w