- Phân loại theo quỹ thành phần
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu nợ BHXHkhối DNNQD
Cơ quan BHXH địa phương triển khai các kế hoạch đã đặt ra trong từng giai đoạn, thực hiện các mục tiêu đã xây dựng. Từng bộ phận thực hiện các công tác theo nhiệm vụ được giao, phối hợp hoàn thành kế hoạch thu nợ.
a. Đối với ban giảm đốc cơ quan BHXH huyện
Trực tiếp triển khai các kế hoạch đôn đốc thu, phân công các cán bộ thực hiện kế hoạch.
Chỉ đạo ra các văn bản, tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản đôn đốc thu nợ BHXH, đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nợ khối DNNQD trên địa bàn.
Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị quản lý đối tượng như: UBND các cấp, Phòng LĐ TB&XH huyện, Liên đoàn lao động huyện, Chi cục thuế, Tòa án, Viện kiểm sát… thắt chặt quản lý nợ khối DNNQD tại địa phương.
- Hàng tháng, cán bộ chuyên quản đơn vị đôn đốc đơn vị chuyển tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện theo quy định.
- Đối với những đơn vị nợ quá 01 tháng tiền đóng đối với các phương thức 01 tháng, 03 tháng hay 06 tháng, cán bộ chuyên quản đơn vị trực tiếp tới đơn vị làm việc để đôn đốc, lập biên bản làm việc xác nhận tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của đơn vị, kế hoạch hoàn thành số nợ BHXH của đơn vị. Gửi văn bản đôn đốc thực hiện 15 ngày 1 lần. Sau 02 lần đôn đốc, đơn vị chưa thực hiện, chuyển hồ sơ gồm biên bản làm việc và văn bản đôn đốc cho bộ phận Khai thác thu nợ tiếp tục xử lý.
- Hằng tháng, gửi báo cáo chi tiết đơn vị nợ và dữ liệu nợ cho bộ phận khai thác thu nợ để quản lý đối tượng, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.
b. Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ (cán bộ phụ trách khai thác thu nợ)
- Tiếp nhận các hồ sơ đôn đốc thu nợ từ bộ phận quản lý thu.
- Căn cứ vào các hồ sơ này, xây dựn kế hoạch, tổ chức thực hiện đôn đốc đối với các đơn vị nợ BHXH.
- Sau thời gian 03 tháng kể từ khi lập Biên bản làm việc về tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không thực hiện, phối hợp với phòng thanh tra- kiểm tra/ tổ kiểm tra để tổ chức thanh tra chuyên ngành về BHXH hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý lao động, cơ quan thuế để thành lập đoàn thanh tra liên ngành.
- Đối với các đơn vị có tình trạng chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam, phối hợp với cơ quan công an để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Nhận kết luận thanh tra, kiểm tra từ Phòng Thanh tra- kiểm tra/ Tổ kiểm tra để theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kết luận.
c. Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra
- Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Tuy nhiên hiện nay chỉ có Phòng thanh tra- kiểm tra cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt về vi phạm hành chính, BHXH cấp huyện chưa
có thẩm quyền về chức năng này.
- Chuyển 01 bản kết luận thanh tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.
- Trường hợp đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.