- Phân loại theo quỹ thành phần
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số huyện LậpThạch
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm sát với thủ đô Hà Nội, trong tam giác phát triển kinh tế. Những năm qua, Vĩnh Phúc thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn, nhiều tập đoàn kinh tế thế giới đã đầu tư và hoạt động trên địa bàn tỉnh rất có hiệu quả, như: Toyota, Honda, Samsung, Piagio, Hồng Hải… Số thu ngân sách của tỉnh đạt rất cao (thứ 2 toàn miền Bắc, top 5 toàn quốc năm 2013) ngoài việc cân đối ngân sách còn có nhiều đóng góp cho ngân sách quốc gia.
Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo - Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
- Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích tự nhiên 17.310 km2, dân số trung bình năm 2019 là 136.150 người, trong đó thành thị có 14.305 người (chiếm 10,50% dân số toàn huyện), nông thôn 121.845 người, chiếm 89,49%. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
Trong những năm trước đây, điều kiện về hạ tầng còn hạn chế: giao thông, mạng lưới điện, cơ sở vật chất. Nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, nền kinh tế của huyện đã phát triển mạnh mẽ. Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua và có điểm xuống tại xã Văn Quán, là một trong những tuyến đường huyết mạch đối với quá trình thúc đẩy giao lưu hàng hóa và là điểm đến được các nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm xây dựng nhà máy khai thác các lợi thế
của huyện về: lực lượng lao động đông đảo, đất đai rộng rãi, khí hậu ôn hòa và đặc biệt là nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư của huyện.