Điều kiện phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 43 - 44)

- Phân loại theo quỹ thành phần

1.2.3.4. Điều kiện phát triển kinh tế xã hộ

Đối tượng DNNQD là một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế thị trường và những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Như vậy khi sự phát triển của kinh tế xã hội kém đi sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp, làm ăn khó khăn, việc trả lương cho người lao động còn khó, chưa nói tới việc trích đóng BHXH cho người lao động theo quy định, tình trạng nợ BHXH của khối DNNQD sẽ ngày càng trầm trọng. Nền kinh tế kém phát triển, khiến cho các DNNQD điêu đứng, phá sản,

ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng người lao động mất việc làm sẽ bùng phát, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về văn hóa, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, nguồn thu BHXH sẽ bị giảm sút, nhưng các chế độ BHXH vẫn phải đảm bảo cho người lao động, vấn đề này dẫn tới thu không đủ chi, nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, cuối cùng là sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống ngành BHXH.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã diễn ra vô cùng phức tạp, dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề, tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thu hẹp quy mô, tình trạng thất nghiệp bùng nổ, tình trạng nợ đọng diễn ra ở khắp các địa phương, sự đóng góp vào quỹ BHXH bị sụt giảm nghiêm trọng. Có thể nói, cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển, duy trì nguồn quỹ BHXH, làm cho các hoạt động của toàn ngành BHXH bị ảnh hưởng nặng nề.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w