- Phân loại theo quỹ thành phần
1.2.2.4. Kiểm soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thu nợ BHXHkhối DNNQD
Việc kiểm soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thu nợ BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về công tác thu nợ BHXH. Đây là hệ thống các chỉ tiêu có tính chất định lượng hoặc định tính nhằm đo lường và phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý thu nợ BHXH tại cơ quan BHXH cấp huyện.
a. Chỉ tiêu về số tiền thu nợ BHXH
Trên cơ sở kế hoạch thu nợ được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh triển khai các biện pháp, xác định số nợ phải thu của từng đơn vị để tổ chức thu một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo số thu nợ BHXH hằng năm đạt hoặc vượt mức chỉ tiêu được giao. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể kết quả công tác quản lý thu nợ BHXH hằng năm của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện.
b. Chỉ tiêu về khắc phục nợ đọng tiền BHXH
Chỉ tiêu này cũng được cơ quan BHXH đưa ra để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Tỷ lệ nợ đọng được so sánh với số phải thu BHXH. Nếu tỷ lệ nợ chiếm khoảng dưới 2% so với số phải thu được đánh giá là tỷ lệ nợ thấp, từ 5% trở lên là tỷ lệ nợ cao. Nếu cơ quan BHXH hoàn thành kế hoạch thu nhưng để tỷ lệ nợ đọng cao thì coi như vẫn không hoàn thành nhiệm vụ giao. Cơ quan BHXH cũng phải thường xuyên cập nhật các đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH từ 3 tháng trở lên để báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Đối với những đơn vị doanh nghiệp có số nợ đọng từ 6 tháng trở lên phải lập hồ sơ khởi kiện, thông báo cho đơn vị có nợ đọng nếu đơn vị không nộp tiền nợ đọng sẽ tiến hành gửi hồ sơ khởi kiện ra Tòa án để tiến hành thủ tục khởi kiện
c. Chỉ tiêu về chất lượng các hoạt động hỗ trợ công tác thu nợ (tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ…)
Để đánh giá một cách toàn diện kết quả công tác quản lý thu nợ BHXH thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý thu nợ BHXH. Hoạt động hỗ trợ công tác thu sẽ góp phần quan trọng giúp cho các cấp chính quyền, người lao động, người SDLĐ và cán bộ viên chức ngành BHXH nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH.
d. Các chỉ tiêu tuyệt đối:
- Số tiền nợ BHXH trong kỳ:
* Là số tiền còn lại của số tiền BHXH phải thu trong kì với số tiền BHXH đã nộp trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối tình trạng số tiền nợ BHXH của từng đơn vị hoặc toàn hệ thống.
* Cách tính:
Số tiền nợ BHXH trong kỳ = Số phải thu BHXH trong kỳ - Số đã nộp BHXH trong kỳ
- Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ:
Là số tiền BHXH phát sinh đơn vị chưa đóng đủ phải thu trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị nợ BHXH của từng đơn vị hoặc của toàn bộ hệ thống.
e. Các chỉ tiêu tương đối:
- Tỷ lệ nợ BHXH:
* Là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đọng so với tổng số tiền BHXH phải thu.
* Cách tính
Tỷ lệ nợ đọng BHXH = (Tổng số tiền nợ đọng BHXH / Tổng số tiền phải thu BHXH) x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của bộ phận thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đóng BHXH so với tổng số tiền phải thu càng thấp, ngược lại tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.
- Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH:
* Là tỷ lệ phần trăm tổng số DN nợ đọng BHXH so với tổng số DN phải tham gia BHXH.
* Cách tính:
Tỷ lệ đơn vị nợ đọng BHXH = (Tổng số đơn vị tiền nợ đọng BHXH / Tổng số đơn vị tham gia BHXH) x 100%
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số đơn vị nợ BHXH trên tổng số đơn vị đang tham gia BHXH càng nhiều và ngược lại. Xác định chỉ tiêu này giúp cơ quan BHXH có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH.