Đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động quản lý thu nợ BHXHkhối DNNQD

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 76 - 83)

- Câu hỏi: “Mời ông cho đánh giá về công tác triển khai kế hoạch đôn đốc thu nợ và kiểm soát tỷ lệ nợ đọng BHXH khối DNNQD tại BHXH huyện LậpThạch

2.3.3.1.Về thực hiện các mục tiêu quản lý thu nợ BHXH của BHXH Huyện Lập Thạch

2.3.3.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động quản lý thu nợ BHXHkhối DNNQD

BHXH huyện Lập Thạch tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động trong khối DNNQD, theo dõi sát sao, không để tăng thêm số nợ BHXH mới. Đối chiếu số thu, nợ của đơn vị khối DNNQD kịp thời, đánh giá được số nợ, tỷ lệ nợ, duy trì tỷ lệ nợ thấp tiến tới sạch nợ trên địa bàn cơ quan BHXH quản lý.

Giai đoạn 2015-2019, tỷ lệ nợ đọng BHXH khối DNNQD được duy trì dưới 2%. Năm 2019, tỷ lệ nợ đọng đạt 3.1%, trong đó tỷ lệ nợ khó thu chiếm 2.9% số thu BHXH khối DNNQD. Số nợ lớn gàn 3 tỷ đông của 2 doanh nghiệp lớn trên địa bàn là một khó khăn không những của đơn vị, mà còn là khó khăn của cơ quan BHXH huyện Lập Thạch. Mặc dù đã nhiều lần xuống đơn vị làm việc, đôn dốc thu nợ, chia sẻ khó khăn với đơn vị, phối hợp với các cơ quan chức năng cùng đơn vị tháo gỡ vướng mắc nhưng tới thời điểm hiện tại, sau cú sốc lớn đại dịch COVID 19, 2 doanh nghiệp không thể gượng dậy, đã thực hiện xin tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là bài toán lớn đối với công tác quản lý thu nợ của BHXH huyện Lập Thạch.

2.3.3.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động quản lý thu nợ BHXH khốiDNNQD DNNQD

a. Ưu điểm

Trong những năm qua, cùng với ngành BHXH, cơ quan BHXH huyện Lập Thạch đã liên tục phấn đấu để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong công tác thu và quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD đã đạt được một số thắng lợi sau:

với kế hoạch giao thu của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và vượt chỉ tiêu. Trên cơ sở mức thu năm trước, cùng với kế hoạch giao thu của BHXH tỉnh, cơ quan BHXH huyện Lập Thạch luôn xác định rõ ràng các mục tiêu cần phải đạt được, phát huy sức mạnh đoàn kết của cán bộ công nhân viên đơn vị, cùng với sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo, BHXH huyện Lập Thạch luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được tỉnh giao cho.

- Trong những năm qua, số các đơn vị cũng như số lượng lao động khối DNNQD tham gia đóng BHXH ngày càng tăng cao. Một phần do cơ quan BHXH huyện Lập THạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm cải thiện ý thức tham gia đóng BHXH của người dân. Bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nội huyện, các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Thủ tục hành chính được chú trọng đơn giản hóa, người lao động và đơn vị dễ dàng tiếp cận, dần hướng tới tự giác tham gia.

- Số nợ đọng đã giảm đáng kể, duy trì ở mức ổn định. Từ năm 2015 đến năm 2018, tổng sổ nợ khối DNNQD duy trì dưới 2 tỷ đồng. Nguyên nhân chính cũng do việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách BHXH đã phần nào nâng cao tinh thần tự giác tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động. Từ năm 2007 bắt đầu thực hiện tính lãi chậm nộp, thời điểm 2014-2015 ban hành quy chế mới thắt chặt quy trình thu nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quy định tính lãi số tiền chậm nộp đã làm cho các DN có ý thức tự giác trích nộp BHXH đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, trong năm 2017, BHXH huyện Lập Thạch đã thực hiện chuyển hồ sơ đơn vị nợ sang Liên đoàn Lao động huyện Lập Thạch, thực hiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra toàn một số đơn vị nợ đọng trong thời gian dài với số tiền lớn- Công tác thu được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các đơn vị tham gia giao dịch và cán bộ nhân viên trong cơ quan BHXH huyện. Với đội ngũ cán bộ 100% có trình độ đại học, nắm rõ được chuyên môn nghiệp vụ thì mọi công việc được thực hiện nhanh gọn, đúng luật giúp tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan BHXH và đơn vị tham gia.

Bên cạnh những điều tích cực đã đạt được thì công tác quản lý thu nợ khối DNNQD tại BHXH huyện Lập Thạch vẫn còn những hạn chế:

- Về việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động của các đơn vị doanh nghiệp, hiện nay cơ quan BHXH và các ban ngành chức năng quản lý đơn vị vẫn chưa thể quản lý được hết số đối tượng nội huyện. Có nhiều đơn vị DNNQD đã thực hiện đăng ký thành lập mới nhưng không có tại địa điểm đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, không có lao động,… không có cơ quan chức năng nào quản lý và theo dõi các đơn vị này để rà soát các đối tượng tham gia đóng BHXH. Nguyên nhân chính của hạn chế này là do cơ quan BHXH huyện còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành quản lý đối tượng, đồng thời lực lượng cán bộ BHXH huyện còn ít, không đủ để đi tới từng đơn vị kiểm tra, nắm bắt về tình hình hoạt động thực tế của DN.

- Việc hướng dẫn, phổ biến các chính sách mới, các hướng dẫn luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của cơ quan BHXH tới các đơn vị DNNQD còn chậm muộn. Khi có sự thay đổi về quy trình thu, thủ tục hồ sơ mới, chưa kịp thời thông báo tới cho đơn vị, dẫn tới đơn vị không nắm được nghiệp vụ. Nguyên nhân chủ yếu, do cán bộ thu còn nhiều công việc chuyên môn phải xử lý, không có điều kiện thông báo trực tiếp tới toàn bộ các đơn vị để hướng dẫn, hoặc đã ra văn bản hướng dẫn, nhưng phía đơn vị cũng không để ý, tìm hiểu để thực hiện.

- Tình trạng chạm đóng, nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn, làm cho công tác quản lý thu nợ vô cung khó khăn, chưa đạt hiệu quả cao. Trong năm 2015- 2019, số nợ đọng tại cơ quan BHXH không những không giảm xuống mà còn có chiều hướng tăng lên. Vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền lớn và thời gian dài mà BHXH huyện Lập Thạch không thể truy thu được. Chẳng hạn như Công ty TNHH K-Electronics BHXH từ tháng 10/2018 đến nay với số tiền tính cả lãi lên tới 1,5 tỷ đồng hay công ty TNHH KV-Electronics nợ BHXH từ tháng 12/2018 đến nay với tổng số tiến 2,2 tỷ đồng.

- Cơ quan BHXH Lập Thạch liên tục cập nhật sự thay đổi của mức lương tối thiểu vùng của DNNQD. Song do doanh nghiệp cố tình không muốn tăng lương do

tăng lương sẽ phải tăng chi phí khi nhiều đơn vị khi lên làm giao dịch thì vẫn để mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do vậy các cán bộ thu yêu cầu đơn vị phải về làm lại bảng lương, quyết định nâng lương cho người lao động. Việc này gây mất thời gian, làm giảm hiệu quả của công tác thu.

- Lực lượng cán bộ thu chuyên quản đơn vị còn mỏng, quá nhiều đầu mối phải quản lý, gây ra áp lực công việc lớn, quá tải đối với cán bộ thu. Khối DNNQD trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý chỉ có 01 đồng chí với 92 đơn vị, gần 13.000 lao động. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ công việc, tiến độ thu, tiến độ quản lý thu hồi nợ BHXH khối DNNQD này.

- Trong thực tế cán bộ thu thực hiện kiểm tra, đối chiếu phát sinh của đơn vị kê khai gửi lên. Đối với những đơn vị nhỏ, việc đối chiếu và kiểm soát đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác, nhưng đối với những đơn vị lớn số lao động đạt trên 1000 lao động, việc kiểm soát còn khó khăn. Chưa kể tới trường hợp đơn vị còn chưa hiểu đúng và kê khai đúng với hướng dẫn của cơ quan BHXH, dẫn tới mất rất nhiều thời gian làm việc của cả 2 phía đơn vị thực hiện và đơn vị BHXH.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu nợ BHXH đã được chú ý thực hiện, nhưng vẫn chưa thường xuyên. Đối với các đơn vị nợ quá 01 tháng theo phương thức đóng, cán bộ thu xuống đơn vị nợ đọng làm việc trực tiếp để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện giải quyết chế độ cho người lao động. Nhưng với khối lượng công việc như hiện nay, số lượng đơn vị diễn ra tình trạng nợ đọng quá nhiều, nên không thể thực hiện việc đi đơn vị thường xuyên để đôn đốc ở tất cả các đơn vị nợ, chậm đóng BHXH. Công tác đôn đốc thu hầu như mới chỉ dừng lại ở bước gửi văn bản đôn đốc tới các đơn vị nợ đọng. Điều này làm cho các DN ngày càng trây ì, không thực hiện trích đóng BHXH theo quy định, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD này.

c. Nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại trên đều xuất phát từ một số những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

- Về phía doanh nghiệp

DNNQD là khu vực tư nhân, trong hoạt động sản xuất kinh doanh không có sự tham gia của Nhà nước. Các đối tượng này hầu như chỉ tập trung tới việc kiếm tìm lợi nhuận cá nhân mà chưa quan tâm tới việc tham gia đóng BHXH. Về phía người sử dụng lao động luôn tìm cách để trốn đóng, chậm nộp BHXH vì vẫn còn suy nghĩ thực hiện đóng BHXH sẽ khiến họ mất thêm một khoản chi phí và phần lợi nhuận của đơn vị bị giảm đi. Ý thức, trách nhiệm và sự hiểu biết của đối tượng người sử dụng lao động khối DNNQD về BHXH còn chưa cao, dẫn tới tình trạng trốn tránh tham gia đóng, nợ đọng BHXH.

Bên cạnh đó, thị trường ngày càng phát triển, cơ hội làm ăn kinh doanh ngày càng khó khăn, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chậm đóng BHXH. Nhiều đơn vị có phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, không thể nào trụ nổi trước những biến động tiêu cực của thị trường, dẫn tới tình trạng phá sản, không thể hoàn thành số nợ BHXH.

- Về phía người lao động

Người lao động chưa ý thức được về quyền và nghĩa vụ tham gia đóng BHXH nên vẫn còn xảy ra tình trạng người lao động và người sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH, thỏa thuận để trốn đóng, kê khai không đúng không đủ tiền đóng BHXH. Chính vì chưa hiểu rõ về quyền lợi BHXH của bản thân, mà nhiều trường hợp quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, mà họ không hề hay biết và có những yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo những quyền lợi đó cho mình. Hơn nữa, người lao động còn chịu nhiều sức ép về việc làm, tiền lương, cuộc sống mưu sinh, nên dẫu có biết quyền lợi của mình bị vi phạm nhưng cũng không lên tiếng đấu tranh đòi lại quyền lợi.

- Về phía tổ chức công đoàn

Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay ở đại đa số các doanh nghiệp, công đoàn chưa thực sự thể hiện hết vai trò của mình, tiếng nói của tổ chức công đoàn chưa có trọng lượng, chưa đủ sức để lên tiếng bảo vệ cho người lao động, buộc doanh nghiệp phải thực

hiện đúng luật. Bởi ở các doanh nghiệp, cán bộ công đoàn đều là do kiêm nhiệm, do người sử dụng lao động chỉ định.

Có nhiều đơn vị tuy đã đi vào hoạt động trong thời gian dài nhưng vẫn chưa thành lập tổ chức công đoàn. Tới khi Liên đoàn lao động trực tiếp tới làm việc, cơ quan BHXH đề nghị thực hiện gắt gao thì đơn vị mới thành lập. Chính vì vậy người lao động không có đại diện để đảm bảo quyền lợi cho mình.

- Về phía Nhà nước.

Chính sách BHXH được Nhà nước hoàn thiện, đang trong quá trình thắt chặt các chế độ, quy định. Các điều luật, quy trình mới thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, ban hành. Nhưng chưa có sự hướng dẫn cụ thể, kế hoạch triển khai kịp thời, do đó người sử dụng lao động và người lao động, cũng như cơ quan quản lý, cán bộ chuyên quản khó nắm vững chính sách, triển khai có hiệu quả các chính sách này. Đôi khi các quy định về pháp luật BHXH còn kẽ hở, chưa thực sự chặt chẽ khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng lách luật. Đối với các tình trạng nợ dọng, chậm đóng, trốn đóng vẫn diễn ra thường xuyên, do các chế tài xử phat đối với các trường hợp vi phạm còn lỏng lẻo, khó thực hiện.

- Về phía cơ quan BHXH

* Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Lập Thạch có 17 cán bộ trong đó có 05 cán bộ thu quản lý 92 doanh nghiệp, bên cạnh đó còn gần 800 đầu mối quản lý với nhiều mảng công việc cần xử lý. Như vậy, mỗi cán bộ phải đảm đương nhiều công việc vì thế việc sai sót, chậm trễ trong việc thực hiện công tác thu là hoàn toàn có thể xảy ra.

* Việc thực hiện đôn đốc thu nợ đối với khối DNNQD còn chưa đẩy mạnh, hầu như chỉ chú trọng vào các thời điểm cuối các quý trong năm tài chính. Cán bộ thu còn chưa sát sao đơn vị, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị kịp thời để có hướng hỗ trợ, cùng đơn vị khắc phục khó khăn.

- Một số nguyên nhân khác

* Việc thắt chặt công tác phát sinh của cán bộ thu còn khá cứng nhắc. Như đã nêu trên, do số lượng cán bộ thu còn mỏng, số lượng phát sinh nhiều, chính từ phía đơn vị thực hiện kê khai còn sai, nên không thể tránh khỏi những lỗi trong khi làm

phát sinh. Hệ thống phần mềm hiện nay chưa mở, không cho cán bộ thực hiện sửa xóa khi phát sinh lỗi dẫn tới không kịp thời khắc phục để thông báo số liệu, chốt số phải đóng chính xác cho đơn vị trong trường hợp có phát sinh sai.

* Chất lượng mã số BHXH ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên chỉ đáp ứng được 80 – 90%, công tác xử lý mã số, kiểm soát mã số mới còn mất rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới việc làm phát sinh của cán bộ thu, chậm muộn hồ sơ, ko kịp thời giải quyết chế độ cho đơn vị, người lao động.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w