Bài học kinh nghiệm quản lý thu nợ khối DNNQD đối với BHXH huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 50 - 52)

- Phân loại theo quỹ thành phần

1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu nợ khối DNNQD đối với BHXH huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý nợ khối DNNQD tại BHXH huyện Lập Thạch muốn đạt hiệu quả cao phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, các ngành quản lý kinh tế, kinh nghiệm từ các địa phương trong nước đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán phù hợp với yêu cầu quản lý của BHXH huyện Lập Thạch như: nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định, hoạt động thu, quản lý nợ của BHXH huyện thiếu tính pháp lý nhất là khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH thì việc kiểm tra, thanh tra lại bị phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, cần đánh giá một cách toàn diện về công tác tổ chức và khả năng thực hiện nhiệm vụ thu, trong đó cần chú ý các vấn đề:

Một là: tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu nợ BHXH khối DNNQD. Đẩy mạnh công tác tham mưu của cơ quan BHXH cấp huyện, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức thực hiện, tạo thành sự phối hợp đồng bộ, trọng điểm là khắc phục nợ đọng BHXH.

Hai là: Việc nâng cao năng lực quản lý quỹ BHXH cần được triển khai đồng bộ với hoạt động thu, chi và quản lý nợ, bao gồm những nội dung liên quan đến việc theo dõi, đánh giá, phân tích, phân loại nợ, đề xuất giải pháp và xử lý nợ BHXH.

Ba là: Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH; đề cao việc vận động, tuyên truyền, thuyết phục, nhưng không xem nhẹ vấn đề xử lý các vi phạm, cần chọn đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị, khởi tố ra Tòa để thực hiện răn đe.

Bốn là: Trong công tác tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách, cần chủ động, sáng tạo. Tiến hành góp ý kiến, dự thảo thực hiện cải cách thủ tục hành chính về BHXH, nhằm tạo sự đồng thuận của người tham gia, chuyển biến việc tham gia BHXH từ bắt buộc sang ý thức tự giác, tự nguyện.

Năm là: Nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng lập trường tư tưởng đạo đức của cán bộ. Tích cực khuyến khích các cán bộ nghiên cứu, tìm hiểu chuyên môn nghiệp vụ, góp ý những sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH nói chung, công tác quản lý thu nợ BHXH nói riêng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w