BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 29 - 32)

- Thu thập các dữ liệu liên quan tới cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu ở các tài liệu như sách, giáo trình, các bài báo khoa học, các văn bản pháp luật,

BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN

1.1. Khái niệm nợ và thu nợ BHXH

1.1.1. Nợ BHXH là gì?

Không chỉ riêng Việt Nam, tại nhiều quốc gia trên thế giới, BHXH luôn được coi là rường cột của chính sách An sinh xã hội. Vì vậy, để BHXH phát triển mạnh, đảm bảo ngày càng mở rộng là vấn đề luôn được các quốc gia chú trọng và hướng tới. Một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu là khả năng chi trả các chế độ BHXH của quỹ BHXH, do đó, việc đảm bảo nguồn thu BHXH, thu đúng, thu đủ, chống thất thoát quỹ, lạm dụng quỹ là vấn đề hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới đó là “nợ BHXH” của các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối DNNQD. Ở Việt Nam, đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nói chung, ngành BHXH nói riêng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình trạng nợ BHXH ngày càng diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức, đòi hỏi cần có một cơ chế, phương thức quản lý phù hợp. Vậy, “Nợ BHXH” là gì?

Tới thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp luật hay tài liệu đưa ra khái niệm cụ thể về nợ BHXH, tuy nhiên dưới góc độ quản lý của cơ quan BHXH thì “Nợ BHXH” được khái quát như sau: Nợ BHXH là khoản tiền bắt buộc phải đóng theo quy định mà các đơn vị sử dụng lao động đóng thiếu hoặc chậm đóng, chưa được cac đơn vị thực hiện trích chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH theo đúng thời hạn quy định của Pháp luật.

Như vậy nợ BHXH là chỉ tiêu quan trọng để các cơ quan quản lý đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thu, đôn đốc thu nợ BHXH tại mỗi đơn vị sử dụng lao động, suy rộng ra của BHXH các địa phương hay toàn ngành BHXH. Tình hình nợ BHXH gia tăng có thể dẫn tới tình trạng mất cân đối thu và chi của quỹ BHXH, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế nói chung, hệ thống an sinh xã hội nói riêng.

Nguyên nhân dẫn đến nợ BHXH có thể là những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là tình trạng một số doanh nghiệp cố tình

trốn đóng BHXH. Theo đó, trốn đóng BHXH là việc các đơn vị sử dụng lao động, người lao động không tham gia đóng BHXH theo các quy định của pháp luật về BHXH: không đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH… Tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến, diễn biến phức tạp, biến tướng dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong công tác quản lý. Nếu công tác thu BHXH được ví như “xương sống” của ngành BHXH thì nợ đọng là “căn bệnh” hủy hoại đi sức khỏe, đục ruồng chế độ chính sách an sinh xã hội, đặc biệt nguy hại. Vì vậy, nợ đọng BHXH là vấn đề vô cùng cấp bách, đã không còn là của riêng ngành BHXH, mà là của tất cả các cơ quan, ban ngành quản lý đối tượng, cùng chung tay phối hợp khắc phục.

1.1.2. Đặc điểm nợ BHXH khối DNNQD

Khối DNNQD bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một thành phần quan trọng, ngày càng đóng vai trò to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đối với việc đóng góp nguồn thu vào quỹ BHXH, cùng với khối Hành chính sự nghiệp, khối Doanh nghiệp Nhà nước thì khối DNNQD là khối có số lượng lao động đông đảo nhất, nguồn thu lớn nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nguồn thu BHXH.

Tuy nhiên, hiện nay việc nợ BHXH đang diễn ra trên toàn bộ khối DNNQD, tình trạng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Dù ngành BHXH đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp khắc phục, thu hồi nợ đọng nhưng tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Nợ BHXH khối DNNQD đặc biệt khó thu hơn rất nhiều so với các khối khác cùng đóng BHXH bắt buộc như khối Đảng, đoàn thể, hành chính sự nghiệp, xã phường, hay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh… lý do bởi nợ BHXH khối DNNQD có những đặc điểm rất riêng biệt.

Thứ nhất là: Nguồn thực hiện trích đóng BHXH của đối tượng DNNQD chủ yếu là từ nguồn tài chính của đơn vị, không có tính ổn định.

Theo quy định về thực hiện trích đóng BHXH, BHYT, BHTN, hàng tháng (chậm nhất ngày cuối cùng của tháng) các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trích đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN phần của người lao động đóng và người sử dụng đóng với tỷ lệ theo quy định, chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Khối Đảng, đoàn thể, HCSN, xã phường, ... hưởng lương từ nguồn NSNN, nên việc trích đóng BHXH thường được thực hiện rất nghiêm túc. Kho bạc Nhà nước ngày càng thắt chặt việc hạch toán, kê khai lương, đóng BHXH của các đơn vị, hỗ trợ rất nhiều cho công tác thu, kiểm soát số lao động, số thu nộp của cơ quan BHXH.

Không như các khối hưởng lương từ nguồn NSNN, việc thực hiện trích đóng BHXH đối với các đơn vị thuộc khối DNNQD đều từ nguồn của doanh nghiệp: chi trả lương cho NLĐ, trích phần đóng BHXH của đơn vị. Đây cũng là một áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do hoạt động sản xuất kinh doanh là luôn biến động, dẫn đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng biến động theo, tình trạng nợ lương, chậm lương của NLĐ diễn ra phổ biến, kéo theo đó là nợ đọng và chậm đóng BHXH.

Thứ hai là: Tình hình hoạt động kinh doanh của khối DNNQD luôn biến động, có tính rủi ro, không thực hiện đều đặn trích nộp quỹ BHXH.

Các nguồn lực của doanh nghiệp khối DNNQD như nguồn vốn, tài sản đều thuộc chủ sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp là người quản lý, đưa ra các quyết định và chịu trách nghiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu lớn nhất mà DNNQD hướng tới đó là lợi nhuận, đặc biệt nhanh nhạy trong tìm kiếm thông tin và đầu tư, các DNNQD thực hiện những phương án táo bạo, mạo hiểm để đạt được thật nhiều lợi nhuận. Chấp nhận mạo hiểm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro, khi đó không những doanh nghiệp không thể chi trả lương cho người lao động, thực hiện trích chuyển BHXH mà còn đối mặt với nguy cơ chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

Thứ ba là: Đối tượng người sử dụng lao động và người lao động khối DNNQD còn có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn thấp, chưa chú trọng thực hiện việc trích nộp BHXH theo quy định.

Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước, chú trọng tới công tác đào tạo dạy nghề, trình độ lao động đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên số lao động phổ thông thuộc khối DNNQD vẫn còn khá nhiều, trình độ văn hóa của đối tượng chủ sử dụng lao động cũng như người lao động còn thấp. Do đó việc tuyên truyền, giải thích về các chính sách BHXH còn gặp nhiều khó khăn. Người lao động chưa nắm

được nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH của mình, các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng. Người sử dụng lao động chưa nắm được trách nghiệm thực hiện pháp luật BHXH, để thực hiện đúng, kịp thời trong việc trích chuyển BHXH.

Thứ tư là: ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của các đối tượng khối DNNQD còn kém, dẫn tới nợ BHXH các đối tượng trốn đóng, chậm đóng tăng cao.

Không chỉ riêng về BHXH, mà khối DNNQD có ý thức chấp hành pháp luật rất kém. Tình trạng không đăng ký, vi phạm đăng ký kinh doanh vẫn còn. Phần lớn các doanh nghiệp có sử dụng lao động còn vi phạm chế độ sử dụng lao động, trốn đóng, kê khai không đúng, không đủ về số lượng lao động, mức đóng BHXH.

Về phía người lao động, còn tình trạng chưa thực hiện đúng các luật pháp về luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động, tự ý nghỉ việc. Người lao động chưa ý thức được sự quan trọng của BHXH, BHYT, BHTN, những quyền lợi được hưởng khi đau ốm, khi nghỉ việc hay lúc về già, thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để trốn đóng BHXH.

1.1.3. Phân loại nợ BHXH khối DNNQD

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w