Các chỉ tiêu vi sinh vật

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA UỐNG vị dâu tằm (Trang 37 - 39)

Tên chỉ tiêu

Kế hoạch lấy

mẫu Giới hạn tối đa

n c m M

1. Số lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số đếm được tại

300C 3 x 106

2. Staphylococus aureus 5 2 5.102 2.103

Trong đó:

n: là số mẫu cần lấy từ lô hàng để kiểm tra.

c: là số mẫu tối đa có kết quả nằm giữa m và M, tổng số mẫu có kết quả nằm giữa m và M vượt quá c là không dạt.

m: là mức giới hạn mà các kết quả không vượt quá mức này là đạt, nếu các kết quả vượt q mức này thì có thể đạt hoặc không đạt.

M: là mức giới hạn tối đa mà khơng có mẫu nào được phép vượt quá.

Aflatoxin M1: khơng được lớn hơn 0,5 µg/kg.

Sữa tươi nguyên liệu cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 40C đến 60C bằng các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận chuyển sữa tươi nguyên liệu trong các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian bảo quản và vận chuyển sữa tươi nguyên liệu đến cơ sở chế biến khơng q 48 giờ tính từ thời điểm bắt đầu vắt sữa[6].

1.2.3. Dâu tằm

1.2.3.1. Giới thiệu về quả dâu tằm

Quả dâu tằm (Morus) là một lồi thực vật Đơng Á điển hình thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Nó là một cây lâu năm và là một cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế. Dâu tằm được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái và địa lý khác nhau, từ thâm canh ở các khu vực ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới đến xuất hiện tự nhiên trong các khu rừng trên khắp thế giới. Chi Morus có ba lồi chính bao gồm dâu tằm trắng (Morus alba), dâu tằm đỏ (M. rubra) và dâu tằm đen (M. nigra). Các lồi dâu tằm có xu hướng lai tạo dễ dàng, điều này đã dẫn đến sự biến đổi gen đáng kể của nó. Morus alba L., thường được gọi là dâu tằm trắng, là một trong những loài quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi để nuôi tằm. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7[14].Quả dâu khi chín có màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu tằm giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Quả dâu tằm là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu và các hợp chất khơng cần thiết có thể có lợi cho sức khỏe. Ngồi công dụng của quả dâu tằm trong thực phẩm, nhiều bộ phận của cây dâu tằm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Dâu tằm trắng được sử dụng như một loại cây có nhiều tác dụng, đặc biệt trong công nghiệp dược phẩm và y học, và công nghiệp thực phẩm. Từ lâu dâu tằm trắng đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như một loại cây phổ biến để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư cũng như để tăng cường hệ thống miễn dịch thơng qua hoạt động chống oxy hóa mạnh. Các bộ phận khác nhau của cây dâu tằm (quả, vỏ, lá và rễ) đã thu hút sự quan tâm đến vai trò của chúng trong điều trị bệnh tiểu đường[14].

Hình 1.4. Quả dâu tằm tươi

1.2.3.2 Giá trị dinh dưỡng

Dâu tằm tươi có chứa 88% nước và chỉ có 60 calo trên mỗi cốc (140 gram). Theo trọng lượng ở trái tươi, chúng chứa 9.4% carb, 1.7% chất xơ, 1.4% protein và 0.4% chất béo. Dâu tằm thường được tiêu thụ ở dạng khô, tương tự như nho khô. Khi khô, chúng chứa 70% carb, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo. Có thể thấy lượng protein khá cao, ít nhất là so với hầu hết các loại quả mọng.[15]

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA UỐNG vị dâu tằm (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w