Khái quát hoạt động kinh doanh của VPBank

Một phần của tài liệu 0229 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 63)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của VPBank

Trong những năm gần đây, VPBank tiếp tục giữ đà phát triển nhanh và vững chắc trước những khó khăn của nền kinh tế và đã có những bứt phá đáng chú ý trên thị trường ngân hàng, thể hiện qua một số chỉ tiêu hoạt động chính.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank 2012 - 2014

Vốn điều lệ__________________ 5.770 7.727 8.444 ROA (%) ___________________ 0,77 0,91 0,88 ROE (%)____________________ 11 14 15

Chỉ tiêu

2012 _________2013_________ _________2014_________

Số tiền Số tiền ± % so 2012 Số tiền ± % so2013 Từ khách hàng_______ 59.514 83.844 +41 108.354 +29,23 Từ TCTD khác_______ 25.656 13.134 -0,49 26.228 +99,70 Huy động khác_______ 6.202 9.601 +0,55 12.409 +29,25 Tổng VHĐ 91.372 106.579 +16,64 146.991 +37,91

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng VPBank năm 2012 - 2014) 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động trọng tâm của bất cứ ngân hàng nào. Bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn của các ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động của VPBank qua các năm thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động ngân hàng VPBank

Năm 2012, tổng vốn huy động của VPBank đạt 91.372 tỷ đồng. Trong cơ cấu vốn của VPBank năm 2012, huy động từ các TCTD chiếm 28,08%, huy động từ khách hàng chiếm 65,13%, điều này cho thấy chiến lược huy động vốn của VPBank là tập trung vào đối tượng khách hàng là chủ yếu.

Sang năm 2013, tổng vốn huy động đạt trên 100 nghìn tỷ VND - tăng 16,64% so với 2012, huy động từ khách hàng đạt 83.844 tỷ đồng, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 41%) so với 2012. VPBank nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động. VPBank luôn đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, nâng cao dự trữ thanh khoản và đi theo đúng định hướng chiến lược tăng trưởng hữu cơ về quy mô trong giai đoạn đầu.

Tiếp tục theo đuổi chiến lược huy động vốn hướng tới mở rộng cơ sở “tiền gửi lõi” bao gồm những đối tượng tương đối ổn định theo đánh giá trong từng thời kỳ. Tổng huy động vốn tại thời điểm 31/12/2014 đạt 146.991 tỷ đồng, tăng 37,91% so với năm 2013, trong đó tiền gửi của khách hàng lần đầu tiên vượt trên 100 nghìn tỷ đồng, đạt 108.354 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch Đại hội cổ đơng đề ra.

Ngồi các sản phẩm huy động thơng thường, VPBank đã tích cực triển khai các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt, gia tăng tiện ích cho khách hàng như “tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng”, “chứng chỉ tiền gửi ghi danh dài hạn”, “VPBank Kids”... Bên cạnh đó, VPBank đã chủ động điều tiết các nguồn vốn theo diễn biến thị trường và theo định hướng của Ủy ban ALCO ở từng thời kỳ để đảm bảo an toàn hoạt động và hiệu quả kinh doanh.

2012 2013 2014

Giá trị Giá trị ± % so với 2012 Giá trị ± % so với 2013 Phát hành L/C nhập 167,76 239,65 +30 359,48 +50 Thanh toán L/C nhập 155,66 216,66 +30,46 311,99 +44 Nhờ thu nhập 15,79 22,52 +29,88 25,90 +15 Chuyển tiền đi 252,99 359,99 +29.2 540 +50

47

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của VPBank từ 2012-2014

Đơn vị:

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBank 2012 - 2014)

Dư nợ tín dụng qua các năm có xu hướng tăng. Dư nợ tăng lên cho thấy hoạt động tín dụng của VPBank ngày càng mở rộng, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đạt được thành tựu này không thể không nhắc đến những nỗ lực của ngân hàng trong một loạt các chương trình được đề ra từ việc thay đổi thương hiệu, tăng cường tập trung vào bán lẻ. Đặc biệt, tại VPBank đã triển khai thực hiện các dự án, chiến lược nhằm gia tăng khung sức mạnh bán hàng với sự tham gia tư vấn của các công ty tư vấn tài chính hàng đầu thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là nền tảng để hoạt động tín dụng của VPBank ngày càng phát triển trong thời gian sắp tới.

Năm 2012 dư nợ cho vay đạt 36.903 tỷ đồng, sang năm 2013 dư nợ cho vay đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng tương ứng 42,19%. Tổng dư nợ cấp tín dụng năm 2014 (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 91.535 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2013, trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 78.379 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch Đại hội cổ đông đề

48

ra. Năm 2014 VPBank đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo.

Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngồi ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Ngân hàng chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng và chiến lược của VPBank.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế trên thực tế chưa phải là một thế mạnh của VPBank nhưng khơng vì thế mà vai trị của thanh tốn quốc tế đối với ngân hàng bị coi nhẹ. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, VPBank khơng ngừng mở rộng các hoạt động của mình vượt ra ngồi biên giới quốc gia và thanh toán quốc tế là một hoạt động đang ngày càng được quan tâm và chú trọng.

Trong những năm gần đây do những tác động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều biến động, ảnh hưởng đến doanh số các phương thức thanh toán quốc tế của VPBank trong cả hai lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu.

Bảng 2.3: Doanh số thanh tốn nhập khẩu của VPBank 2012 - 2014

Xuất trình chứng từ 36,76 61,27 +40,00 91,91 +50 Thông báo L/C xuất 48,82 81,36 +39,99 101,7 +25 Nhờ thu xuất 8,97 15,95 +43,76 22,33 +40 Chuyển tiền đến_________ 129,31 216,51 +40,28 313,94 +45

(Nguồn: Trung tâm thanh toán VPBank)

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu của VPBank 2012 - 2014

(Nguồn: Trung tâm thanh toán VPBank)

Theo xu hướng chung của thị trường, hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và thanh tốn TDCT nói riêng của VPBank năm 2013 có sự tăng lên, các chỉ tiêu về phát hành, thơng báo, thanh tốn L/C xuất nhập khẩu đều tăng so với năm 2012, trong đó, doanh số phát hành và thanh tốn L/C tăng trên 30%, doanh số thông báo L/C tăng xấp xỉ 40%. Các chỉ tiêu về chuyển tiền và nhờ thu đều vẫn tăng. Trong đó, đáng chú ý là doanh số TTR đi tăng tới 29,20%, TTR đến tăng 40,28% và doanh số nhờ thu xuất tăng đạt sấp xỉ 16 triệu USD.

Năm 2014 tiếp tục giữ đà phát triển nhanh và vững chắc từ đó tạo điều kiện cho thanh tốn quốc tế phát triển. Tại VPBank, doanh số các chỉ tiêu về L/C, nhờ thu và chuyển tiền đều tăng, đặc biệt doanh số phát hành L/C tăng 50%, đạt mức 359,48 triệu USD; doanh số thanh toán L/C cũng tăng hơn 44%, đạt 311,99 triệu USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với thanh toán TDCT tại VPBank, tạo điều kiện để VPBank phát triển hoạt động này trong tương lai.

Một phần của tài liệu 0229 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w