3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Trong cơ chế hội nhập như hiện nay, ngành ngân hàng gặp khơng ít những khó khăn và thách thức. Để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh tốn TDCT nói riêng khơng chỉ địi hỏi nỗ lực của bản thân ngân hàng mà cịn cần có một hệ thống chính sách vĩ mơ phù hợp của Nhà nước để tạo ra một môi trường hoạt động ổn định tránh được rủi ro và hạn chế các tranh chấp phát sinh. Với vai trị điều tiết vĩ mơ nên kinh tế, Chính phủ cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:
3.3.1.1. Thực hiện ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT của ngân hàng phát triển an tồn và có hiệu quả. Chỉ khi nền kinh tế tăng trưởng bền vững, lạm phát và các vấn đề xã hội được giải quyết các doanh nghiệp XNK mới có thể phát huy một cách tối đa năng lực kinh doanh của mình cũng như tăng cường tìm kiếm thị trường, đối tác mới. Hoạt động thanh tốn TDCT từ đó có thể diễn ra thuận lợi hơn, chất lượng thanh toán cũng được nâng cao hơn. Ngược lại, với một nền kinh tế bấp bênh, tâm lý e ngại rủi ro sẽ khiến các doanh nghiệp hạn chế trong hoạt động XNK từ đó sẽ làm hoạt động TTQT của ngân hàng diễn ra ảm đạm, chất lượng thanh tốn khơng được chú ý nâng cao.
3.3.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý về TTQT nói chung và hoạt động thanh tốn L/C nói riêng
Trong thời gian qua, chính phủ đã cố gắng luật hóa hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị truờng có sự điều tiết của nhà nuớc bằng việc ban hành các văn bản luật liên quan nhu: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng... Tuy nhiên, trong lĩnh vực TTQT, Việt Nam vẫn chưa đưa ra những nguồn luật có tính chất cơ sở cũng như phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta. Việc áp dụng các tập quán quốc tế được chỉ được quy định là được phép áp dụng nếu không trái với pháp luật Việt Nam mà chưa có một chế tài áp dụng và xử phạt cụ thể khi tranh chấp xảy ra. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng như các cơ quan hành pháp khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Chính vì những lý do trên, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp luật thống nhất về hoạt động TTQT cũng như thanh tốn TDCT trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm các bên tham gia cũng như quy định về xử lý tranh chấp để các doanh nghiệp và ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch của mình một cách hợp pháp và hiệu quả.
3.3.1.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt độngXNK
Hiện nay, với chính sách mở cửa và hội nhập, hàng hóa trên thị trường hết sức đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ. Ngược lại, trên các thị trường nước ngoài cũng xuất hiện ngày càng nhiều những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán TDCT tại các NHTM. Tuy nhiên, việc mất cân đối trong cán cân XNK mà biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng nhập siêu của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán TDCT. Để nâng cao chất lượng hoạt động này tại các NHTM nói chung và VPBank nói riêng, Chính phủ cần thực hiện một số biện pháp như:
95
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU...
- Quan tâm đến cơng tác điều tra, phân tích diễn biến và nhu cầu thị trường quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp để tăng cường các mặt hàng chế biến thay thế cho các sản phẩm thô nhằm thay đổi cơ cấu mặt hàng XK.
- Thực hiện các chính sách bảo hộ hợp lý với các mặt hàng thông qua quản lý hạn ngạch, thuế.