3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG THỨC THANH
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định hướng dẫn nghiệp vụ
Hệ thống các văn bản ban hành có vai trị hết sức quan trọng đối với quá trình xử lý các nghiệp vụ. Đây chính là khung pháp lý để các cán bộ ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ của mình một cách chính xác và đồng bộ đồng thời đảm bảo thời gian giao dịch nhanh chóng. Một văn bản quy định phải đảm bảo các yếu tố:
- Phù hợp với luật và các văn bản dưới luật, phải được xây dựng dựa trên các Nghị quyết, Nghị định đã ban hành của Chính phủ, NHNN.
- Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các văn bản phát hành, tránh sự mâu thuẫn khi áp dụng các văn bản.
- Quy định rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm và khuyến khích được sự sáng tạo của người thực thi văn bản.
- Súc tích, rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm.
Quy trình nghiệp vụ Thư tín dụng được VPBank ban hành kèm quyết định 1956/2009/QĐ-TGĐ là một văn bản quy định khá rõ ràng và chi tiết về quy
trình thực hiện phương thức TDCT tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Ngân hàng cần bổ sung một số điều khoản hướng dẫn cụ thể về quy trình thanh
tốn các loại L/C, đặc biệt là L/C trả chậm. Một số nội dung cần làm rõ và phải
luôn cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của thực tế. Việc rõ ràng trong quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng rất quan trọng nhằm nâng cao ý
thức, tinh thần tự giác, trách nhiệm cũng như khả năng sáng tạo và quyền tự quyết của mỗi cá nhân cán bộ nhân viên, tăng hiệu quả cơng việc.
Đặc biệt, tại VPBank thực hiện mơ hình thanh tốn tập trung tại Trung tâm thanh toán trực thuộc Hội sở, vì vậy việc phối hợp giữa bộ phận Tín dụng tại Chi nhánh và bộ phận TTQT của Trung tâm thanh toán là rất quan trọng. Khi các thủ tục, giấy tờ đuợc giảm bớt sẽ giúp việc phối hợp dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian giao dịch cũng nhu hạn chế những sai sót trong q trình tác nghiệp từ đó nâng cao chất luợng thanh tốn TDCT tại ngân hàng.