Tính chính xác của giao dịch

Một phần của tài liệu 0229 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN

2.3.2. Tính chính xác của giao dịch

Một giao dịch có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác của các ngân hàng khi xử lý giao dịch. Vì vậy, đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng thanh toán TDCT tại các ngân hàng thương mại.

Tính chính xác của giao dịch L/C thể hiện ở việc các ngân hàng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình với độ chính xác cao, lỗi phát sinh trong quá trình giao dịch được hạn chế một cách tối đa, cụ thể:

Đối với ngân hàng phát hành: NHPH phải thực hiện phát hành L/C với nội dung phản ánh đầy đủ và trung thực nội dung của Đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng; kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ, thanh tốn đầy đủ và chính xác số tiền theo cam kết của mình, hạn chế thấp nhất những lỗi mắc phải trong q trình phát hành và thanh tốn L/C.

Nhận được bộ chứng từ từ phía nhà xuất khẩu, NHPH phải nhanh chóng kiểm tra kỹ bộ chứng từ. Việc kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ sẽ giúp ngân hàng phát hiện ra những sai sót của bộ chứng từ và từ đó quyết định đến việc có thanh tốn cho nhà xuất khẩu hay khơng. Nếu ngân hàng kiểm tra không cẩn thận, khơng phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ sẽ làm thiệt hại tới quyền lợi của nhà nhập khẩu, thậm chí trong trường hợp nhà nhập khẩu phát

26

hiện ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ mà trước đó ngân hàng đã thanh tốn cho người xuất khẩu thì NHPH sẽ phải chịu hồn tồn trách nhiệm về việc thanh tốn đó của mình. Nhà nhập khẩu có quyền từ chối trách nhiệm thanh tốn cho bộ chứng từ đó.

Việc kiểm tra bộ chứng từ phải được thực hiện cẩn thận, kỹ càng, nhưng phải khẩn trương trong thời hạn 5 ngày làm việc của ngân hàng. Nếu để quá thời hạn trên, cho dù phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C, nhưng NHPH không thơng báo kịp cho NHTB/nhà xuất khẩu thì NHPH sẽ mất quyền từ chối thanh tốn bộ chứng từ đó.

Sau khi kiểm tra và phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ, NHPH khơng có quyền trao chứng từ cho nhà nhập khẩu nếu như khơng có sự đồng ý của nhà xuất khẩu, ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu đã chấp nhận sai sót của bộ chứng từ. Nếu NHPH vi phạm điều này, nhà xuất khẩu hồn tồn có thể kiện NHPH và NHPH sẽ phải đền bù thiệt hại kinh tế cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu chứng minh được điều đó đã gây thiệt hại cho họ. Chính vì vậy, sau khi từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu, NHPH phải giữ nguyên trạng bộ chứng từ và thực hiện theo chỉ thị của nhà xuất khẩu.

Nếu như bộ chứng từ khơng có gì sai sót hoặc trong trường hợp có sai sót nhưng đã được nhà nhập khẩu chấp nhận, NHPH phải nhanh chóng tiến hành thanh tốn cho phía nhà xuất khẩu và trao bộ chứng từ cho bên nhập khẩu, bởi vì sau khi đã giao hàng thì nhà xuất khẩu mong sớm nhận được tiền hàng, cịn nhà nhập khẩu thì mong nhận được chứng từ để đi nhận hàng.

Đối với ngân hàng thông báo: NHTB thực hiện xác minh tính chân thực bề ngồi của L/C một cách nghiêm túc, tuyệt đối khơng thông báo L/C khi chưa xác minh rõ tính chân thực bề ngồi của L/C đó; NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.

Đối với các ngân hàng khác (NHXN, NHđCĐ...), tính chính xác của giao

dịch L/C thể hiện ở việc ngân hàng kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ một cách chặt chẽ cũng như thực hiện thanh tốn theo đúng cam kết của mình.

Một ngân hàng đảm bảo thực hiện các giao dịch thanh toán L/C đúng theo trách nhiệm của mình cũng như đảm bảo sự chính xác trong xử lý các nghiệp vụ sẽ nâng cao chất lượng thanh tốn TDCT của mình, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như giảm thiểu rủi ro cho chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0229 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w