Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 32 - 36)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo

Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển ở những nơi có tài nguyên về biển đảo, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ven biển, bảo vệ phát triển môi trường bền vững.

Du lịch biển đảo hiện đang chiếm tỉ trọng lớn hoạt động của ngành du lịch. Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, cần phải xác định du lịch biển đảo là bước đột phá để phát triển kinh tế biển và là một trong những định hướng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia. Để phát triển du lịch biển đảo cần có các nhân tố sau:

Vị trí địa lý là nhân tố quyết định đến điều kiện khí hậu, hệ sinh thái cảnh quan của các điểm du lịch ví dụ miền biển nhiệt đới sẽ có hệ sinh thái cảnh quan khác với miền biển ôn đới.

Vị trí địa lý còn là nhân tố quyết định đến tình hình chính trị, xã hội của từng khu vực du lịch. Có những khu vực địa lý có chế độ chính trị ổn định và ngược lại.

Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách du lịch ở xa điểm gửi khách sẽ tạo bất lợi trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách sẽ trả thêm tiền di chuyển. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú vì mất nhiều thời gian đi lại. Thứ ba, du khách sẽ bị hao tổn nhiều sức khỏe cho việc đi lại nhất là ôtô và tàu thủy. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất lợi này lại là có sức hấp dẫn đối với những khách hiếu kỳ thích sự tương phản cảnh quan, có nhiều thời gian và khả năng chi trả cao.

1.1.4.2. Tài nguyên du lịch biển đảo

Tài nguyên du lịch biển đảo bao gồm cả tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên và tài nguyên văn hóa biển đảo, các tài nguyên này đều là các nhân tố rất quan trọng và quyết định, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tại các địa phương có biển, đảo.

Về tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên, những nơi có điều kiện thuận lợi với bờ biển dài và sạch, nhiều đảo và quần đảo, vũng, vịnh biển và đầm phá đẹp, có các hang động tuyệt đẹp trên đảo là những khu vực có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch biển, đảo.

Trong các vùng biển đảo, bên cạnh tiềm năng lớn về hải sản, rong biển, khoáng sản, dầu mỏ, còn có nhiều vũng, vịnh, hang động trên đảo, bãi tắm…tạo ra những nét đặc trưng riêng, thu hút khách du lịch thích khám phá đại dương, tham quan, học tập và tìm hiểu hiểu… đó là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển, đảo.

Về tài nguyên du lịch văn hóa biển đảo, những nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa đặc trưng, nhiều làng nghề, lễ hội miền biển đặc sắc… là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo.

Nguồn nhân lực để phát triển du lịch biển đảo là lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Lao động trực tiếp là số lao động làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác.

Lao động gián tiếp là lao động có liên quan đến ngành du lịch. Với mục đích tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động du lịch, cần khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch biển đảo; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ở các cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch biển đảo

Bên cạnh vị trí địa lý, tài nguyên du lịch biển đảo và lao động thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch biển đảo đã góp phần vào việc hoàn thiện những sản phẩm du lịch biển đảo phong phú, tạo nên sự an toàn và hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách du lịch về nhu cầu du lịch biển đảo.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện của hệ thống mạng lưới giao thông như: đường bộ (quốc lộ chính, đường đẹp ven biển, cửa khẩu), đường sắt, đường hàng không (các sân bay quốc tế lớn), đặc biệt là đường thủy (những cảng biển lớn)… và quá trình đầu tư và sự phát triển của các đô thị ven biển, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển đảo.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay như hệ thống cơ sở lưu trú ven biển (khách sạn, khu nghỉ dưỡng) cũng được đầu tư phát triển, các cơ sở lưu trú vùng biền đảo không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, vùng ven biển chủ yếu tập trung các khu nghỉ dưỡng quốc tế tiêu chuẩn cao cấp, các nhà hàng phục vụ ăn uống đa dạng với nhiều loại hình ẩm thực đặc trưng vùng biển đảo phong phú và chất lượng (chủ yếu là nhà hàng hải sản), các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với nhiều hình thức vui chơi giải trí trên cạn, trên mặt nước, dưới nước, trong lòng biển ngày càng đa dạng hơn… đó là những động lực để thúc đẩy phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển

đảo. Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở y tế và các cơ sở vật chất khác cũng được đầu tư và nâng cấp nhằm giúp cho du lịch biển đảo có những điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển…

1.1.4.5. Thị trường du lịch

Khách du lịch nội địa là thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn, là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn.

Khách du lịch quốc tế trong thời gian gần đây là các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất. Bên cạnh đó thị trường khách Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một thị trường đầy tiềm năng của du lịch biển đảo, và đặc biệt lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ…

1.1.4.6. Chính sách phát triển du lịch biển đảo

Chính sách phát triển du lịch biển đảo cần phải đầu tư tập trung cho các khu du lịch biển đảo trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, đặc biệt ưu tiên những vùng có thế mạnh về tài nguyên biển đảo, với những ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm…

Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia.

Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch biển đảo: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch…

Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

Chính sách phát triển du lịch biển đảo cộng đồng: Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch làng quê biển đảo, làng nghề truyền thống; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng biển đảo.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w