Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện đảo Phú Quý

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 52 - 55)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý được ghi nhận nguồn gốc có trong lịch sử thời Tiền Lê (80 – 1009), đã từ lâu huyện đảo Phú Quý đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử

sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Các nhà hàng hải phương Tây thường gọi đảo Phú Quý là Poulo-Cécir-de-Mer. Mỗi cái tên sẽ ứng với mỗi giai đoạn và truyền thuyết về con người và xã hội tại đảo.

Chủ nhân đầu tiên được cho là có mặt trên đảo từ rất xa xưa là người dân Sa Huỳnh, sau đó đến người Chăm, người Hoa và cuối cùng là người Việt. Vì đảo nằm ở giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh đang chuyển dần sang văn hóa Chăm pa. Dựa vào các truyền thuyết dân gian và các chứng cứ khảo cổ học của những người nghiên cứu, các vết tích của các ngôi mộ cổ, đền thờ cổ của người Chăm đã để lại.

Tuy nhiên trải qua những biến động của chiều dài lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

Vào thời người Chăm còn sinh sống đảo có tên là Koh Rong, về sau người Việt gọi là Cổ Long. Theo tương truyền vào thế kỷ 17, khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo, đảo đã thu hút nhiều cư dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Bình Định, Quảng Bình, Quảng Nam…) đến để khai khẩn, quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý.

Vào thời Lê Hiển Tông – Cảnh Hưng (1740–1786), nhà Lê đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng

Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) Đảo Phú Quý có tên Thuận Tĩnh, đảo Thuận Tĩnh lúc này trực thuộc tổng Phú Quý, huyện Tuy Phong, Phủ Ninh Thuận.

Vào năm 1844, từ niên Thiệu Trị thứ 4 vì có tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Từ niên hiệu Đồng Khánh – Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập hai làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An

Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.

Với cái tên Cù Lao Thu, theo người xa xưa truyền lại rằng, nơi đây khi xưa là một ngư trường có rất nhiều loại cá thu cho nên ngư dân tại đây quen gọi là Hòn Thu. Khi đến nay, cá thu cũng là nguồn hải sản dồi dào của đảo Phú Quý.

Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Và Phú Quý là một điểm đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627–1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và “xiêu” lên đảo.

Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý. Vào thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh, sau khi chống nhà Thanh thất bại đã phải trốn ra nước ngoài. Được nhà Nguyễn cho phép, hơn 5.000 Hoa kiều vào khai khẩn các vùng đất phía Nam nước ta như Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên… trong đó nhiều người đã dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, chăn nuôi và buôn bán.

Khi các làng quê của người Việt trên đảo được hình thành và dân cư ngày càng thêm đông đúc thì người Chăm dần dần rời khỏi đảo trở về đất liền sinh sống. Nhiều người Hoa làm ăn giàu có cũng đã lần lượt chuyển cư vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.

Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp nên sự phân hóa giai cấp ở Phú Quý không sâu sắc như ở những nơi khác. Với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu… Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Dù có đi đâu, ở đâu, sinh sống trong môi trường, hoàn cảnh nào, bao giờ họ cũng ôm ấp, gìn giữ trong mình dòng máu, tập tục, tôn giáo, tín ngưỡng và truyền thống văn hóa mà tổ tiên, ông bà nơi mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên.

Sau ngày giải phóng, Phú Quý là xã thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải. Năm 1977, đơn vị hành chính của Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh Thuận Hải. Đến nay, huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, có 3 xã đảo: Tam Thanh, Long Hải, Ngũ Phụng được Chính Phủ phê duyệt vào cuối năm 2015.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w