Khái quát về huyện đảo phú quý

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 50)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Khái quát về huyện đảo phú quý

2.1.1. Vị trí địa lí

Đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho không ít cảnh đẹp hoang sơ và độc đáo. Đảo Phú Quý còn gọi là “Cù lao Thu”, huyện đảo Phú Quý được tạo thành bao gồm đảo Phú Quý và các đảo lân cận thuộc tỉnh Bình Thuận. Huyện đảo Phú Quý có diện tích 17,82 km2, bao gồm tất cả các đảo lẻ là có diện tích 32 km2, chu vi khoảng 35km. Đảo có hình dạng giống như một hình chữ nhật bị lệch, có chiều dài 12 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 4,5 km.

Huyện đảo Phú Quý bao gồm 10 đảo lớn nhỏ: Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen, Hòn Giữa, Hòn Đỏ, Hòn Đồ lớn, Hòn Đồ nhỏ, Hòn Tí và cuối cùng là Hòn Hải. Trong đó thì đảo Phú Quý là đảo có diện tích lớn nhất còn Hòn Hải được nằm ở phần Đông Nam của biển Đông và nằm trên đường cơ sở để tính lãnh hải của Việt Nam là phần nhô ra xa nhất của đường viền nội thủy Việt Nam.

Về phía Bắc và Tây Bắc gồm có các hòn đảo lẻ như: Hòn Trứng, Hòn Đen, Hòn Giữa và Hòn Đỏ. Còn về phía Nam và Đông Nam gồm có: Hòn Tranh, Hòn Hải (Hòn Khám), Hòn Đồ Lớn (Hòn Bố), Hòn Tý (Hòn Vung), Hòn Đồ Nhỏ (Hòn Trào). Và Hòn Tranh là hòn lẻ lớn nhất tại huyện đảo Phú Quý và cách đảo Phú Quý khoảng 1km ở phía Đông Nam. Hình dạng của Hòn Tranh giống như hình chữ S có diện tích khoảng 2,8 km2, nơi rộng nhất ở đây là 400m và nơi dài nhất là khoảng 1.000m.

Huyện đảo Phú Quý có tọa độ địa lý: từ 10o29' đến 10o31' vĩ Bắc và từ 108o55' đến 108o59’ kinh Đông.

- Cách Thành Phố Phan Thiết 56,7 hải lý (120km) về hướng Đông Nam - Cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385km) về phía Tây Bắc.

- Cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km về phía Nam. - Cách Côn Đảo 330km về phía Đông Bắc.

Huyện đảo Phú Quý có 3 xã:

- Xã Long Hải: thôn Tân Hải, Quý Hải, Đông Hải, Phú Long.

- Xã Ngũ Phụng thuộc huyện lỵ: thôn Phú An, Thương Châu, Quý Thạnh. - Xã Tam Thanh: thôn Mỹ Khuê, Hội An, Triều Dương.

Huyện đảo Phú Quý nằm trong vùng nội thủy trên các tuyến đường giao thông hàng hải nội địa (từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hải Phòng) và đường hàng hải quốc tế (từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Vladivostock, Tokyo...) và tiếp cận với các đường hàng hải quốc tế quan trọng với khối lượng vận chuyển hàng hóa rất lớn như các tuyến từ Đông Bắc Á tới vùng vịnh Thái Lan và từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Huyện đảo Phú Quý còn nằm gần khu vực khai thác dầu khí lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Với một ví trí địa lý thuận lợi như vậy, huyện đảo Phú Quý nằm ở vị trí trung tâm của ngư trường tỉnh Bình Thuận. Có cơ hội đón dòng khách tham quan du lịch sẵn có từ Mũi Né (Bình Thuận) đổ về đây. Do có vị trí địa lí thuận lợi và sự mới mẻ, độc đáo và hoang sơ về địa điểm du lịch nên đã gây sự tò mò cho du khách muốn đến tham quan địa điểm này. Phú Quý hứa hẹn thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế. Hơn hết, nhờ vào vị trí địa lý, huyện đảo Phú Quý có ưu thế lớn về phát triển và cung ứng các loại dịch vụ vận tải đường biển (dịch vụ đóng, sửa chữa tàu thuyền, dẫn đường, cung cấp các dịch vụ hàng hải khác, dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác hải sản, đánh bắt xa bờ và dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...).

Nhìn chung, vị trí địa lí của Phú Quý rất thuận lợi, nằm trong vùng biển được thiên nhiên ưu đãi giàu có về tài nguyên thiên nhiên, trù phú về hệ sinh thái từ biển. Đây cũng chính là tiềm năng lớn nhất cho Phú Quý để phát triển loại hình du lịch biển, đảo.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Nguồn: [25, tr.38]

2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý được ghi nhận nguồn gốc có trong lịch sử thời Tiền Lê (80 – 1009), đã từ lâu huyện đảo Phú Quý đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử

sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Các nhà hàng hải phương Tây thường gọi đảo Phú Quý là Poulo-Cécir-de-Mer. Mỗi cái tên sẽ ứng với mỗi giai đoạn và truyền thuyết về con người và xã hội tại đảo.

Chủ nhân đầu tiên được cho là có mặt trên đảo từ rất xa xưa là người dân Sa Huỳnh, sau đó đến người Chăm, người Hoa và cuối cùng là người Việt. Vì đảo nằm ở giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh đang chuyển dần sang văn hóa Chăm pa. Dựa vào các truyền thuyết dân gian và các chứng cứ khảo cổ học của những người nghiên cứu, các vết tích của các ngôi mộ cổ, đền thờ cổ của người Chăm đã để lại.

Tuy nhiên trải qua những biến động của chiều dài lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

Vào thời người Chăm còn sinh sống đảo có tên là Koh Rong, về sau người Việt gọi là Cổ Long. Theo tương truyền vào thế kỷ 17, khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo, đảo đã thu hút nhiều cư dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Bình Định, Quảng Bình, Quảng Nam…) đến để khai khẩn, quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý.

Vào thời Lê Hiển Tông – Cảnh Hưng (1740–1786), nhà Lê đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng

Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) Đảo Phú Quý có tên Thuận Tĩnh, đảo Thuận Tĩnh lúc này trực thuộc tổng Phú Quý, huyện Tuy Phong, Phủ Ninh Thuận.

Vào năm 1844, từ niên Thiệu Trị thứ 4 vì có tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Từ niên hiệu Đồng Khánh – Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập hai làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An

Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.

Với cái tên Cù Lao Thu, theo người xa xưa truyền lại rằng, nơi đây khi xưa là một ngư trường có rất nhiều loại cá thu cho nên ngư dân tại đây quen gọi là Hòn Thu. Khi đến nay, cá thu cũng là nguồn hải sản dồi dào của đảo Phú Quý.

Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Và Phú Quý là một điểm đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627–1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và “xiêu” lên đảo.

Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý. Vào thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh, sau khi chống nhà Thanh thất bại đã phải trốn ra nước ngoài. Được nhà Nguyễn cho phép, hơn 5.000 Hoa kiều vào khai khẩn các vùng đất phía Nam nước ta như Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên… trong đó nhiều người đã dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, chăn nuôi và buôn bán.

Khi các làng quê của người Việt trên đảo được hình thành và dân cư ngày càng thêm đông đúc thì người Chăm dần dần rời khỏi đảo trở về đất liền sinh sống. Nhiều người Hoa làm ăn giàu có cũng đã lần lượt chuyển cư vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.

Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp nên sự phân hóa giai cấp ở Phú Quý không sâu sắc như ở những nơi khác. Với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu… Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Dù có đi đâu, ở đâu, sinh sống trong môi trường, hoàn cảnh nào, bao giờ họ cũng ôm ấp, gìn giữ trong mình dòng máu, tập tục, tôn giáo, tín ngưỡng và truyền thống văn hóa mà tổ tiên, ông bà nơi mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên.

Sau ngày giải phóng, Phú Quý là xã thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải. Năm 1977, đơn vị hành chính của Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh Thuận Hải. Đến nay, huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, có 3 xã đảo: Tam Thanh, Long Hải, Ngũ Phụng được Chính Phủ phê duyệt vào cuối năm 2015.

2.1.3. Đặc điểm tự nhiên2.1.3.1. Địa hình 2.1.3.1. Địa hình

Phú Quý có địa hình ở khu vực phía Bắc là dạng núi đồi và ở khu vực phía Nam là đất bằng, với độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trải qua các giai đoạn và quá trình kiến tạo địa hình, địa chất nơi đây đã ban cho Phú Quý có 3 ngọn núi đẹp tuyệt vời.

- Núi Cấm: ở phía Bắc, với độ cao 106 m. Vào năm 1996, trên ngọn núi này đã được nhà nước đã đầu tư xây dựng ngọn hải đăng cao 28m. Đã góp phần tạo nên một thắng cảnh hùng vĩ, đầy vẻ hoang sơ cho đảo Phú Quý. Năm 1972, chùa Linh Bửu được xây dựng nằm ở dưới chân núi. Phong cảnh chùa rất u nhàn và tịch mịch, hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một danh lam thắng cảnh rất thanh tịnh, hấp dẫn, thu hút du khách và người dân trên đảo đến viếng thăm chùa, thờ cúng tín ngưỡng. Ở trên ngọn núi Cấm này, mỗi khi thời tiết thanh bạch ta có thể trông thấy các điểm cao ở đất liền như núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), mũi Cà Ná (Ninh Phước), nên cũng dễ dàng cho việc xác định phương hướng.

- Núi Cao Cát: ở phía Đông Bắc của đảo Phú Quý, với cao 86m. Đây là một ngọn núi hùng vĩ, còn được gọi là núi san hô, ngọn núi san hô này bị sóng gió bào mòn thành những dãy bậc thang xoắn hình trôn ốc. Trên núi còn có nhiều mỏm đá độc đáo và hang động nguyên sinh với nhiều sự tích kỳ bí, hấp dẫn. Trải qua hàng ngàn năm bị sóng và gió biển xâm thực, bào mòn tạo cho bề mặt của sườn núi tựa như những lớp sóng trên đá, như sóng cát trên sa mạc. Trên núi có chùa Linh Sơn với hơn 100 tuổi nằm trên đỉnh núi Cao Cát, ở độ cao 106m so với mực nước biển. Trên đỉnh núi đặt một pho tượng Phật to lớn trắng toát. Chùa Linh Sơn khá khang trang bề thế với nhiều hạng mục kiến trúc độc đáo, hài hòa với vẻ đẹp thiên nhiên. Ngôi chùa này đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân trên đảo Phú Quý, là điểm

tựa tinh thần để ngư dân đến cúng bái trước khi ra khơi. Có thể nói vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi Cao Cát cùng với ngôi chùa Linh Sơn bên sườn núi và pho tượng Phật trên đỉnh núi đã trở thành một kỳ quan độc đáo của Phú Quý.

- Đồi núi Ông Đụn: ở phía Nam, cao khoảng 46 - 48 m. Phía dưới chân núi có bãi tắm Vịnh Triều Dương, với dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh, đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch đến với đảo Phú Quý.

Ở vùng trung tâm của đảo có các dãy đồi cao từ 20 – 30 m, những dãy đồi này bị ngăn cách bởi những dải đất bằng cao 10 - 20 m. Ở vùng rìa của đảo là những dãy thềm cao khoảng 5m. Dọc theo ven biển của đảo có rất nhiều bãi biển đẹp nhưng còn hoang sơ, rất thuận lợi cho hoạt động tắm biển và tham quan, khám phá của khách du lịch. Về địa hình ở đáy biển khá bằng phẳng, không bị dốc rất thuận lợi cho hoạt động tắm biển, lặn ngắm biển, nghỉ dưỡng, xây dựng cảng biển, thám hiểm các tour mạo hiểm,...

Đảo Phú Quý còn có nhiều doi (mũi), lạch (bến), bãi, vịnh như: vịnh Đá Dù (lạch Dù), vịnh Thuế, vịnh Ký Phủ, vịnh Đất Cạn ở phía Đông; bãi Lăng, vịnh Chà Tre, vịnh Ông Cò ở phía Tây, vịnh Ông Lường, vịnh Chùa (lạch Chùa), vịnh Cây Chổi (lạch Chổi), bãi Núi, bãi Nhỏ, bãi Đá Đỏ ở phía Nam và các doi lạch khác như doi Dừa, doi Ông Tỉnh, doi Thầy, lạch Ông Bền, mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, mũi Trâu Nằm, bãi Phủ… Với một thắng cảnh thiên nhiên rất tự nhiên và hoang sơ, đồng thời cũng là những yếu tố tự nhiên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quý rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch biển đảo. Khi ngồi trên thuyền dạo một vòng quanh đảo lớn ta mới thấy hết những hình hài thú vị, độc đáo và kỳ thú của đảo. Khi ta nhìn từ phía Đông, đảo giống như nổi lên một con rồng; khi ta nhìn từ phía Bắc, đảo sẽ tựa như một con cá thu; nhìn từ phía Tây Nam, đảo sẽ giống như một con cá voi to lớn đang ngoi lên mặt nước. Những bãi biển đẹp trên đảo có các bãi cát trắng tinh và nước trong veo xanh ngắt, thêm đó là các rặng san hô và các cụm đá gành đen lộ đầu ngoạn mục đã hội tụ

đủ các yếu tố đặc sắc để đặc điểm địa hình của đảo Phú Quý góp phần to lớn vào việc phát triển loại hình du lịch biển, đảo.

2.1.3.2. Khí hậu

Nằm giữa biển khơi nên Phú Quý chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ khí hậu của biển rất rõ rệt. Có nhiệt độ trung bình năm 27 độ C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng 5 đạt 29 độ C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng 1 đạt 24 độ C. Có biên độ nhiệt đạt 4 độ C, dao động nhiệt độ trong năm không lớn và đảo không có mùa lạnh.

Vì chịu ảnh hưởng của cơ chế hoàn lưu gió mùa hoạt động ở vùng Đông Nam Châu Á, Phú Quý có hai mùa gió chính đối lập nhau rõ rệt: mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (người dân đảo gọi là Mùa Nam) với tốc độ gió trung bình đạt 3,8 – 4,7 m/s, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (Mùa Bấc) với tốc độ gió trung bình là 5 m/s. Trên đảo có dưới 40 ngày dông trong một năm, với tốc độ gió lớn, trung bình xấp xỉ 6.0m/s gấp 2-3 lần tốc độ gió trong đất liền. Tuy nhiên, vào những ngày mùa gió Bấc, tốc độ gió trên biển thường rất mạnh khoảng cấp 6, cấp 7, có lúc cấp 8, cấp 9. Vào khoảng thời gian có gió mùa và gió lớn, sẽ thường tạo ra sóng lớn làm ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại, giao thông trên biển và các hoạt động khai thác hải sản.

Đảo Phú Quý có lượng mưa trung bình hàng năm thấp, khoảng 1.250 mm/năm, nhưng lại phân bố không đều trong năm. Mùa mưa sẽ trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô trùng với mùa gió mùa Đông. Mùa mưa thường kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 6 (chiếm 90%). Mùa ít mưa tập trung từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa trung bình

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w