Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn vùng biển đảo

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 123 - 130)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn vùng biển đảo

Đảo Phú Quý là đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, có vị trí chiến lược quan trọng nên luôn đề cao cảnh giác và tăng cường lực lượng canh giữ cho đảo, cho vùng biển, vùng trời của đất nước từ chiến tranh và cả thời bình.

Để đảm bảo du lịch phát triển tốt đồng thời không làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị cần phải có chiến lược cụ thể, đảm bảo an toàn cho đảo và khách du lịch. Đó cũng là một trong những yêu cầu để phát triển du lịch bền vững. Tạo niềm tin cho khách du lịch khi đến với khu du lịch.

- Tăng cường công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo.

- Tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ các trang thiết bị cứu hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là vào thời kì cao điểm. Kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển khách trên biển và bằng đường thủy.

- Phát triển du lịch biển gắn liền với bảo vệ biển (gắn liền phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh). Chủ động phối hợp với các lực lượng (Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng) để bảo vệ không gian, ngư trường, tài nguyên trên. Ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước.

- Tổ chức các hoạt động xen vào các tour du lịch nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, tinh thần yêu nước và bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đặc biệt là khu vực biên giới hải đảo cho các đối tượng khách là thanh thiếu niên…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra các định hướng để phát triển du lịch đảo Phú Quý. Bên cạnh đó khóa luận cũng đưa ra các giải pháp để nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Các giải pháp để thực hiện rất đa dạng bao gồm như: giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ, hướng dẫn viên, cộng đồng địa phương, an ninh quốc phòng… tất các các định hướng và giải pháp trên cần được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia du lịch.

Bản thân tôi mong muốn đưa ra những định hướng và giải pháp dựa trên quan điểm của bản thân, dựa vào thực trạng phát triển du lịch hiện nay tại đảo Phú Quý. Hy vọng có thể đóng góp một phần nào đó vào việc phát triển du lịch tại đây trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu và đánh giá các tiềm năng, thực trạng, định hướng phát triển du lịch và giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý, tôi xin được đưa ra một số kết luận như sau:

Quan điểm phát triển du lịch biển đảo là một trong những quan điểm mới trong chiến lược phát triển của ngành du lịch dựa trên sử dụng tài nguyên tự nhiên và văn hóa một cách hợp lý nhằm khai thác tốt nhất giá trị của các tài nguyên du lịch. Nâng cao năng lực quản lý, góp phần cải thiện kinh tế địa phương, giáo dục người dân, khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên.

Phú Quý là huyện đảo nằm ngoài cùng hệ thống đảo ở cực Nam Trung Bộ, có tiềm năng về tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do vị trí địa lý nằm cách xa đất liền nên du lịch còn là khái niệm tương đối mới mẻ, phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng của mảnh đất này. Cần có những biện pháp quảng bá nhằm thu hút sự chú ý của báo giới, thông tin đại chúng cũng như các nhà quản lý, thiết kế tour của công ty du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch đảo Phú Quý.

Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của huyện đảo còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là dịp cuối tuần, ngày lễ hoặc ngày hè. Do đó chính quyền địa phương và thành phố cần tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phù hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, việc nâng cấp và xây dựng mới những cơ sở này vẫn phải đảm bảo tính hợp lý, hài hòa với phong cảnh của đảo.

Bên cạnh các biện pháp đưa ra như cải thiện cơ chế chính sách đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành du lịch, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương…thì cần có những biện pháp nghiên cứu tiếp nhằm góp phần cho các hoạt động phát triển du lịch đảo Phú Quý hoàn chỉnh hơn.

Trong bối cảnh, “du lịch biển đảo được chúng ta khai thác chủ yếu về mặt tự nhiên để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, mà chưa nhận diện và phát huy được giá trị văn hóa biển một cách tốt nhất nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa biển đặc thù”, việc phát triển các sản phẩm du lịch ở đảo Phú Quý theo hướng thân thiện, trân trọng thiên nhiên và văn hóa địa phương là thực hiện theo đúng chính sách của Nhà nước, là yếu tố định hình thương hiệu du lịch đảo Phú Quý, và là “đòn bẩy ngầm” góp phần thúc đẩy du lịch biển đảo Phú Quý phát triển.

2. Kiến nghị

Đối với UBND tỉnh Bình Thuận, cần có kế hoạch sớm đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch du lịch (giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, …) nhằm tạo điều kiện cho các dự án du lịch triển khai xây dựng. Ưu tiên trong công tác quảng bá tuyên truyền về du lịch trên địa bàn huyện Phú Quý.

Đối với sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bình Thuận, cần có biện pháp thúc đẩy sự kết nối các ĐDL trong tỉnh nhằm tăng thêm sự phong phú đa dạng, hấp dẫn du khách trong chuyến hành trình đến với Bình Thuận.

Đối với Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Thuận, cần phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư.

Đối với UBND huyện Phú Quý, cần tăng cường quản lý giá cả các dịch vụ ở nhà nghỉ, nhà hàng và các khu du lịch để thu hút du khách ngày càng đông hơn và tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động du lịch.

Đối với Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện, cần thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin lên quan đến các hoạt động du lịch của từng ĐDL trên địa bàn huyện để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài Nghiên cứu: “Tiềm Năng Địa Du Lịch Đảo Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận”,

Hoàng Thị Phương Chi, Hà Quang Hải, Nguyễn Thị Quế Nam - Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên.

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”

3. Cục Thống kê Bình Thuận (2014), Niên giám thống kê Bình Thuận 2013, Nxb Thống kê.

4. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2010), Du lịch Bình Thuận với cảm nhận của du khách năm 2009.

5. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2012), Sôi động điểm đến Bình Thuận.

6. Đỗ Thị Chẩn (2011), “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”

7. Lê Văn Đáng (2016), “Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo phú yên”

8. Lê Văn Huy (2011) “Phát triển du lịch huyện đảo Lí Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”

9. Luật Du lịch (2017)

10. Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), “Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận”, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

11. Ngô Quang Duy (2008), “Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

12. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lí du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lí du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. 14. Nguyễn Ngọc Quốc (2013), “Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước đảo

Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”

15. Nguyễn Thị Lê (2016),“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”

16. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, công tác quản lý du lịch năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

17. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận.

18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2014), Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận.

19. Trang wed: https://m.thuvienphapluat.vn

20. UBND huyện Phú Quý (2010), Kế hoạch phát triển du lịch huyện Phú Quý giai đoạn 2011 – 2015.

21. UBND huyện Phú Quý (2014), Kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Phú Quý giai đoạn 2015 – 2020.

22. UBND huyện Phú Quý (2016), Báo cáo tổng kết về tổ chức và hoạt động của UBND huyện nhiệm kỳ 2011 – 2016.

23. UBND tỉnh Bình Thuận (2012), Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

24. UBND tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo tình hình phát triển du lịch năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015.

25. Võ Thị Kim Liên (2017), “Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các cơ sở tôn giáo, các ngôi tín ngưỡng trên địa bàn đảo Phú Quý.

STT Tên tổ chức Địa chỉ

I Các tổ chức tôn giáo

1 Chùa Linh Quang Mỹ Khê – Tam Thanh 2 Chùa Liên Hoa Triều Dương – Tam Thanh 3 Chùa Linh Sơn Quý Hải – Long Hải 4 Chùa Long Sơn Đông Hải – Long Hải 5 Chùa Mỹ Quang Phú An – Ngũ Phụng 6 Chùa Linh Bửu Phú An – Ngũ Phụng 7 Chùa Thạch Lâm Quý Thạnh – Ngũ Phụng 8 Thánh Thất Cao Đài Quý Thạnh – Ngũ Phụng 9 Nhà Thờ Phú Quý Phú An – Ngũ Phụng

II Các ngôi tín ngưỡng

1 Làng Mỹ Khê Mỹ Khê – Tam Thanh 2 Làng Hội An Triều Dương – Tam Thanh 3 Làng Triều Dương Triều Dương – Tam Thanh 4 Miếu Làng Triều Triều Dương – Tam Thanh 5 Vạn An Thạnh Triều Dương – Tam Thanh 6 Miếu Hòn Tranh Triều Dương – Tam Thanh 7 Vạn Phú Thạnh Phú Long – Long Hải 8 Mộ Thầy Đông Hải – Long Hải Đông Hải – Long Hải 9 Miếu Bà Chúa Quý Hải – Long Hải 10 Miếu Cây Đa Quý Hải – Long Hải 11 Nhà Vuông Quý Hải – Long Hải 12 Vạn Liên Thành Quý Hải – Long Hải

Nguồn: Phòng VHTT huyện đảo Phú Quý, 2018

Phụ lục 2. Bảng giá vé tàu cao tốc Hưng Phát 26, tuyến hoạt động Phan Thiết – Phú Quý (Giá vé cố định bao gồm 10% thuế GTGT)

250.000

Đ

Giường Tập

Thể Ghế ngồi

Khu A Khu B Khu C Khu D

10 Giường trên 17 Giường trên 22 Giường trên 22 Giường trên

65 Ghế 10 Giường dưới 17 Giường dưới 22 Giường dưới 22 Giường dưới

350.000 Đ Phòng Máy Lạnh Phòng Y Tế Phòng 1 Phòng 2 Phòng 3 Phòng 4 Phòng 5 Phòng 6 P.Thuyền viên

1 Trên 2 Trên 3 Trên 4 Trên 4 Trên 2 Trên 4 Trên 2 Trên

2 Dưới 3 Dưới 4 Dưới 4 Dưới 2 Dưới 4 Dưới 2 Dưới

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 123 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w