6. Cấu trúc của khóa luận
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch biển, đảo tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược trong chính trị và kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Với đường bờ biển dài trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Từ xưa cho đến thế kỉ 20, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý. Phía ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển đông, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước đều được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.
Từ năm 1958 đến năm 1984, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài từ dưới biển ra không quá độ sâu 220m (theo các Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng hoặc kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp. Luật biển quốc tế lúc đó quy định có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở và phương áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Vào năm 1994, Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển). Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Philippin, Indonexia, Malayxia.
1.2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo
Nói đến du lịch biển, đảo thì Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều lợi thế và tiềm năng mạnh mẽ để phát triển loại hình du lịch này. Du lịch biển, đảo ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Là một quốc gia giàu tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Trong vùng biển nước ta, bên cạnh tiềm năng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, còn có nhiều vũng, vịnh, hang động trên đảo, bãi tắm… là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo. Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Nước ta đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Với hơn 125 các bãi biển, các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam ta cũng là 1 trong 12 quốc gia
có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Trong đó, Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy kì quan mới của thế giới).
Nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển. Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… Đặc biệt, biển nước ta nhận được một lượng nhiệt, ánh nắng mặt trời rất lớn, có nhiều bãi cát trắng, có các cảnh quan kết hợp giữa núi rừng, đồng bằng, bờ biển, biển - đảo, bên cạnh đó là các yếu tố văn hóa - xã hội biển đặc sắc, đã tạo cho nước ta tiềm năng du lịch biển, đảo vô cùng to lớn.
Lịch sử kiến tạo địa chất nước ta qua nhiều mốc thời gian đã hình thành nên bộ mặt lãnh thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo mà không hề đơn điệu: núi trẻ và núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Và đặc điểm địa hình Việt Nam là những tài nguyên có giá trị đến phát triển du lịch biển, đảo. Địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động như: Phong Nha, Hương Tích, Bích Động... Hơn hết có các dạng địa hình đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới điển hình như là Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, tạo nên tính đa dạng sinh học cao. Nước ta có hàng chục kiểu hệ sinh thái điển hình, bao gồm rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Nếu bảo tồn tốt và khai thác hợp lý, các giá trị sinh thái này chính là nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái biển đảo.
Không chỉ giàu tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển đảo, mà biển đảo Việt Nam ta từ bao đời nay không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người dân cư Việt Nam tạo nên một nền văn hóa biển đảo,
với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử-văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống các đền thờ thần linh ở vùng biển, những người có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian văn hóa của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng văn nghệ dân gian, tri thức bản địa, đặc sản vùng miền biển và hệ thống của nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm… vùng ven biển. Ngoài ra, vùng ven biển có hàng triệu người dân ở độ tuổi lao động. Dựa vào lợi thế và tiềm sức lao động trẻ và năng động tại đây có thể tận dụng nguồn lao động tại chổ. Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững.
Tính đến năm 2019, Việt Nam được UNESCO công nhận 6/9 khu dự trữ sinh quyển ven biển và hải đảo được công nhận gồm: Cát Bà, vùng ngập nước Sông Hồng, rừng ngập mặn Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Cà Mau, vùng ven biển và hải đảo Kiên Giang. Ba khu còn lại là khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, miền tây Nghệ An và Langbiang. Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang),… Việt Nam có hơn 40.000 di sản văn hóa vật thể và bất động sản (đình chùa, miếu đền, thành quách, lăng mộ,…).
Ngoài những tiềm năng sẵn có, ngành du lịch nước ta còn có những điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế như Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo. Chính phủ nước ta đã dành nhiều ngân sách đầu tư và ưu tiên cho việc phát triển du lịch. Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của quốc gia. Các địa phương, tổ chức phát triển du lịch ngày càng nỗ lực trong việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng
nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các địa điểm nổi tiếng của Việt Nam.
Trong Hội Nghị Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định “Du lịch biển đảo chính là sản phẩm du lịch số 1 của Việt Nam, kế đó là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Cho nên trong chiến lược phát triển du lịch mà chúng tôi đã xây dựng, trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì du lịch biển đảo chính là đối tượng được ưu tiên chú trọng phát triển hàng đầu”.
Tuy Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng du lịch biển, đảo nhưng vẫn chưa thực sự phát triển, chưa tạo được sức cạnh tranh cao do còn tồn tại nhiều hạn chế như: Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa mạnh; cơ sở hạ tầng giao thông chưa thực sự thuận tiện; kết cấu hạ tầng tại nhiều cảng biển còn hạn chế và việc định hình chức năng cảng biển du lịch chưa rõ ràng… Ở một khía cạnh khác, du lịch Việt Nam đang lãng phí trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch biển. Quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp ở Việt Nam đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh.
1.2.2.2. Thực trạng phát triển
Hệ thống các sản phẩm du lịch biển và ven biển được phân bố theo vùng lãnh ở Việt Nam như sau:
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, đảo tập trung ở khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng; Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng - Hội An; Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu; Kiên Giang.
- Du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan tìm hiểu văn hoá dân tộc, du lịch lễ hội. tập trung ở Thừa Thiên - Huế, Quảng nam, Ninh Thuận, Khánh Hoà.
- Du lịch thành phố, MICE, tập trung ở thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
- Du lịch sinh thái biển, vùng ngập mặn tại các địa phương Quảng Ninh - Hải Phòng; Thái Bình; Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà; Bà Rịa - Vũng Tàu; ven biển vùng đồng bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Thông tin từ Tổng cục du lịch Việt Nam, tại Việt Nam các khu vực đã đưa vào hoạt động và được khai thác du lịch biển đảo như: Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đã Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo - Vũng Tàu…
Theo thống kê từ viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế đến với các đảo Việt Nam giai đoạn 2015- 2019 có tốc độ tăng trưởng 23%. Trong đó, vào năm 2019 có hơn 1,5 triệu khách ra các đảo, chủ yếu đến Cát Bà, Phú Quốc và một số ít khách du lịch đến Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Vân Đồn. Còn ở vùng biển phía Bắc chủ yếu thu hút khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Đức, Hà Lan. Ở vùng biển miền Trung thì chủ yếu được khách từ châu Âu, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng. Biển miền Nam phục vụ chủ yếu khách châu Âu, nhiều nhất là Anh, Italia, Pháp… Khách du lịch nội địa cũng tăng khoảng 23%/ năm giai đoạn 2015- 2019 và đạt 9,5 triệu lượt khách ra đảo vào năm 2019. Trong đó, 80- 90% khách nội địa đến 2 đảo Phú Quốc và Cát Bà. Phần lớn khách đi nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa, tâm linh, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, tổng thu từ khách du lịch đến đảo ven biển lại tăng rất mạnh, đạt 63,37%/ năm giai đoạn 2015- 2019.
Hiện nay có 6 huyện đảo có nguồn lưới điện quốc gia cung cấp điện phục vụ du lịch gồm: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Hải (Hải Phòng); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang); các huyện còn lại được cung cấp điện bằng nguồn điện tại chỗ (kết hợp máy phát điện diesel với điện mặt trời và điện gió). Hệ thống cung cấp nước phục vụ du lịch cũng chủ yếu là nước mưa, giếng khoan hoặc xử lý nước biển thành nước ngọt. Chỉ 6 huyện đảo có nhà máy xử lý rác thải. Chất thải, nước thải không được xử lý, thu gom đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều đảo.
Tính đến nay, trên cả nước có 2 sân bay quốc tế Vân Đồn, Phú Quốc, 1 sân bay quốc gia Côn Đảo. Mạng lưới đường bộ trên đảo ven bờ tương đối phát triển với hơn 3.000 km đường ven biển của 28 tỉnh, thành phố. Hệ thống giao thông đường thủy, cảng biển được cải thiện, tăng thêm nhiều phương tiện tiếp cận với các đảo ven biển,
đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Các nhà đầu tư tư nhân như SunGroup, VinGroup, Tuần Châu… đã tham gia vào đầu tư các cảng tàu khách của Việt Nam. Cả nước có 32 cảng biển, tuy nhiên, chưa có một cảng biển hành khách chuyên dụng nào. Hiện nay phần lớn cảng khách, bến khách thủy nội địa (loại hình giao thông chủ yếu đưa khách từ bờ ra đảo) chỉ đáp ứng các điều kiện cơ bản trong khai thác, còn điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dịch vụ phục vụ khách du lịch còn rất kém. Mạng lưới các tuyến bờ ra đảo đang có 21 tuyến, chủ yếu phục vụ khách ra các đảo có du lịch phát triển. Cảng và bến phục vụ các tuyến vận tải từ bờ ra đảo mới chỉ được đầu tư ở đất liền, trên đảo thì hầu như chưa được đầu tư nên rất khó khăn cho việc hành khách tiếp cận đảo để du lịch.
Tại Việt Nam, du lịch biển đảo ngày càng được phát triển và ưa chuộng. Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam, có một số điểm đến đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế cũng như khách trong nước đến du lịch hàng năm. Cụ thể là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng, Phú Quốc,... Đây là các địa điểm nổi tiếng