Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 113 - 114)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo

Đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển, đảo: Phú Quý có tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú như địa hình vùng đồi - núi như núi Cao Cát, núi Cấm thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái đồi - núi với các sản phẩm du lịch: Tham quan, leo núi, đánh trận giả (một hình thức của teambuilding), trekking (hình thức vừa đi bộ vừa ngắm cảnh tại khu vực núi đồi),... Đảo Phú Quý có

nhiều điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch biển như: nhiệt độ nước biển trung bình (vùng ngoài khơi đảo Phú Quý 25-290C, ven bờ là 27,50C, nhiệt độ trung bình năm 27,40C); tổng số giờ nắng trung bình khá cao (2.703 giờ); lượng mưa trung bình nhiều năm (1.314mm); Thời gian thuận lợi để tham quan, tắm biển trong năm khá cao 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 dương lịch). Cảnh quan thiên nhiên đẹp, thơ mộng của biển, đảo Phú Quý cùng với những thuận lợi về điều kiện khí hậu, động- thực vật thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái biển với các sản phẩm du lịch: du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học (sinh vật học, địa mạo, địa chất học,...), nghỉ dưỡng biển, thể thao dưới nước (lướt ván, chèo thuyền, dù lượn trên không,…), lặn biển ngắm san hô,…

Định hình và phát triển các sản phẩm lưu niệm mang dấn ấn đặc trưng địa phương như: Hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc biển, san hô,... hay những chiếc võng dứa gai Phú Quý; Phát triển loại hình du lịch văn hóa hay các sản phẩm du lịch văn hóa không chỉ góp phần phát triển du lịch địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề truyền thống,...

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w