Định hướng phát triển du lịch biển, đảo

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 107)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch

* Quan điểm phát triển:

Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược quy hoạch, phát triển du lịch chung của toàn tỉnh. Khai thác hợp lý, có 20 hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch. Phát triển các khu, điểm du lịch hấp dẫn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân về phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng, góp phần giảm nghèo, mang đến bộ mặt mới cho huyện đảo. Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo và trật tự an toàn xã hội.

* Mục tiêu phát triển:

Nhằm từng bước xây dựng huyện đảo Phú Quý thành khu du lịch phát triển theo hướng du lịch xanh, tỉnh Bình Thuận mới đây đã ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển Khu du lịch đảo Phú Quý đến năm 2030. Theo quy hoạch phát triển du lịch trên đảo Phú Quý của UBND tỉnh, đến năm 2030, Phú Quý sẽ trở thành khu du lịch cấp tỉnh, là điểm đến hấp dẫn với thương hiệu du lịch biển, đảo độc đáo.

Theo kế hoạch, tỉnh sẽ triển khai một số dự án quan trọng như: Ðầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển du lịch tại làng chài, nuôi hải sản lồng bè Lạch Dù (xã Tam Thanh); nâng cấp các tuyến đường ven biển tương đương đường tiêu chuẩn đô thị cấp 4; nâng cấp các tuyến đường từ các khu di tích, điểm tham quan đến khu trung tâm đảo và cảng Phú Quý; nâng cấp công suất cảng Phú Quý để có thể tiếp nhận tàu 5.000 tấn; đầu tư mới hai tàu cao tốc 200 chỗ ngồi; xây dựng sân bay Phú Quý; triển khai dự án nhà máy lọc nước biển…

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Phú Quý cơ bản trở thành Khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bình Thuận, phát huy tiềm năng lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tiềm năng văn hóa biển. Từng bước xây dựng Phú Quý là khu du lịch phát triển theo hướng du lịch xanh, bền vững và đến năm 2030, sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Khu du lịch cấp tỉnh, là Khu du lịch biển đảo hấp dẫn, có vị trí quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dự kiến đến năm 2030, Phú Quý sẽ đón 74.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 6.000 lượt), tốc độ tăng trưởng khoảng 10,46%/năm và tổng nguồn thu từ du lịch đạt khoảng 380 tỷ đồng/năm, giúp giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động.

Theo UBND huyện đảo Phú Quý, nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch, huyện đảo đã tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với biển cũng như: Đa dạng hóa các loại hình du lịch hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững. Phú Quý chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đường biển, mở rộng đường vành đai, đường liên xã, xây dựng hệ thống kè biển, phát triển điện gió… Trong tương lai, đảo Phú Quý sẽ hướng đến sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao biển, phát triển thành những khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp, đa dạng các loại hình lưu trú khác kết hợp với thể thao biển như khu vực biển xã Tam Thanh và xã Ngũ Phụng.

Phú Quý sẽ mở rộng loại hình du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn thiên nhiên với các sản phẩm như: Lặn ngắm các hệ sinh thái biển; quan sát các hệ sinh thái biển bằng thuyền đáy kính; cắm trại dã ngoại tham quan khu bảo tồn biển; xây dựng các khu trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên rừng. Cùng với đó, du lịch văn hóa cũng là sản phẩm hấp dẫn của Phú Quý như tham quan các di tích lịch sử văn hóa, trải nghiệm lễ hội truyền thống, tìm hiểu văn hóa đời sống địa phương.

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 tại Bình Thuận đã có đề cập đến. Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch Phú Quý, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách quốc tế ra đảo Phú Quý; cải tiến mạnh mẽ quy trình cấp giấy phép ra đảo Phú Quý của khách quốc tế theo hướng tinh gọn, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý.

Ngoài ra, phát triển du lịch phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và góp phần tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo cơ sở phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận, chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý, tập trung xây dựng đảo Phú Quý trở thành 1 trong 6 điểm du lịch cấp quốc gia.

Phát triển du lịch phải gắn với khai thác, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng biển đảo và quốc gia. Đa dạng loại hình địa đón khách bằng đường thủy và đường hàng không.

3.1.2.1. Định hướng phát triển các điểm và các tuyến du lịch biển tại Phú Quý

Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi nên có tài nguyên du lịch rất đa dạng, cùng với đó là sự phân bố tài nguyên được tập trung ở một số nơi như Long Hải, Tam Thanh, Ngũ Phụng. Điều đó có thể thấy đảo Phú Quý hoàn toàn có thể phát triển thành các tuyến du lịch. Trong đó có các điểm du lịch như sau:

* Tuyến Triều Dương - Bãi Nhỏ - Gành Hang:

Phạm vi của tuyến bao gồm khu dân cư Tam Thanh, điểm du lịch Vịnh Triều Dương, cột mốc Phú Quý, Gành Hang, Bãi Nhỏ. Đây là nơi quy tụ tài nguyên sinh thái đa dạng, gắn với văn hóa địa phương Tam Thanh: có chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, Vịnh biển, gành, Hòn Tranh. Đây là nơi có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, bưu chính viễn thông được trang bị tốt nhất phục vụ cho hoạt động du lịch.

* Tuyến địa phận Long Hải:

Với phạm vi của cụm thuộc địa phận xã Long Hải gồm có các điểm: Núi Cao Cát, Mũi Doi Mộ Thầy, khu lồng bè nuôi cá mú, đền thờ Công chúa Bàn Tranh, Hòn Đen, Hòn Đỏ. Các loại hình du lịch có thể phát triển chủ yếu: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề; thăm các đảo và câu cá, lặn ngắm san hô. Ngoài ra kết hợp các loại hình khác nghỉ dưỡng; thể thao biển.

* Tuyến địa phận Ngũ Phụng:

Với phạm vi thuộc địa phận xã Ngũ Phụng. Điểm có thể tổ chức tốt hoạt động du lịch gồm Núi Cấm trên núi có Đèn Hải Đăng và Đuốc Bác, Doi Dừa, Bãi Lăng, trụ Phong điện, chùa Linh Bửu.

3.1.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm và loại hình du lịch biển Phú Quý

Phú Quý trên cơ sở tiềm năng, đảo có các hệ thống các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học biển, tài nguyên văn hóa đa dạng, với các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa

gắn liền với cộng đồng cư dân trên đảo, nên cần phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn, đa dạng hơn loại hình và sản phẩm du lịch để xứng với tiềm năng hiện có. Cụ thể như:

- Loại hình du lịch tham quan thắng cảnh sinh thái:

Sản phẩm du lịch gắn với loại hình tham quan thắng cảnh sinh thái là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các làng nghề tại đảo như Mộ Thầy – làng chài Phú Long; Vịnh Triều Dương – Cảng Phú Quý; Bãi Lăng – Doi Dừa. Với các hình thức tham quan, trải nghiệm cuộc sống với ngư dân làng chài, không xả rác phá hoại môi trường.

- Loại hình du lịch thám hiểm, mạo hiểm, lặn biển:

Phát triển tập trung ở các hòn đảo lẻ lân cận như Hòn Đen, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, khu vực bè cá Lạch Dù. Loại hình cần được chú trọng khai thác hợp lí, vừa khai thác vừa bảo tồn tài nguyên biển đảo. Chú ý đến hoạt động mang tính chất du lịch, giải trí, không mang nặng tính kinh tế. Loại hình phải được đầu tư phát triển hiện đại, nhất là trang bị tàu có kính ngắm san hô cho du khách, phương tiện lặn, có đội ngũ hướng dẫn là những thợ lặn chuyên nghiệp, am hiểu về các loại san hô để hướng dẫn cho du khách. Hoạt động tour, tuyến phải được kiểm soát nghiêm ngặt để vừa quản lí tốt, vừa đảm bảo an toàn cho du khách.

- Loại hình du lịch tìm hiểu HST nuôi trồng hải sản:

Loại hình trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp: tham quan khu nuôi cá mú lồng bè, khu sản xuất thủy sản, mua cá tươi sống ở một số bến bãi, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương. Phát triển sản phẩm hải sản đặc trưng nơi đây để tạo sự hứng thú, thu hút khách du lịch.

- Loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa:

Loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng, đình chùa và các làng chài trên đảo tại một số nơi: Làng chài Phú Long, Long Hải, Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Quang, các đình làng. Đặc biệt là tham quan làng chài, vừa thấy được hoạt động cuộc sống thường nhật của người dân vùng biển, vừa trải nghiệm cuộc sống ngư dân.

Ngoài ra, còn có các loại hình tham quan, tìm hiểu văn hóa lễ hội: Lễ hội cầu ngư, Hội hát bộ,..

- DLST kết hợp với các loại hình du lịch khác:

Phát triển thêm các loại hình du lịch khác: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch nghiên cứu; du lịch hành hương. Cần xây dựng tập trung ở bờ biển phía Đông của đảo, để khai thác hiệu quả, tạo SPDL đa dạng hơn.

Trên cơ sở định hướng, khai thác các loại hình và sản phẩm du lịch trên đảo một cách hiệu quả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch, cho kinh tế địa phương và cho cả cộng đồng dân cư sinh sống trên đảo. Đồng thời cũng giữ gìn, bảo tồn được tài nguyên du lịch giúp phát triển lâu dài.

3.1.2.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật du lịch Phú Quý

Theo Kế hoạch: “Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển khu du lịch phú quý, tỉnh bình thuận đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đã đề ra:

* Nhóm dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng:

- Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển du lịch tại làng chài, nuôi hải sản lồng bè Lạch Dù (xã Tam Thanh). Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT, Công thương, VHTTDL.

- Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển du lịch tại làng đan gùi, đan võng xã Ngũ Phụng. Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT, Công thương, VHTTDL.

* Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng:

- Dự án nâng cấp các tuyến đường ven biển tương đương đường tiêu chuẩn đô thị cấp IV. Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở GTVT, Sở Xây dựng.

- Dự án nâng cấp các tuyến đường từ các khu di tích, các điểm tham quan đến khu trung tâm đảo và cảng Phú Quý. Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở GTVT.

- Dự án xây dựng 02 bến xe khu vực xã Ngũ Phụng và xã Tam Thanh. Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở GTVT.

- Nâng cấp công suất cảng Phú Quý lên tiếp nhận tàu 5.000 tấn. Cơ quan thực hiện: UBND huyện Phú Quý; Cơ quan phối hợp: Sở GTVT.

- Mở rộng, nâng công suất nhà máy phát điện diesel. Cơ quan thực hiện: Sở Công thương; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT, UBND huyện Phú Quý.

- Dự án xây dựng mới nhà máy phát điện diesel cảng Phú Quý và xã Long Hải. Cơ quan thực hiện: Sở Công thương; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT, UBND huyện Phú Quý.

- Dự án nâng cấp trạm cấp nước hiện tại do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan phối hợp: UBND huyện Phú Quý.

- Dự án xây dựng mới 04 trạm cấp nước. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan phối hợp: UBND huyện Phú Quý.

- Dự án nâng cấp công suất 02 trạm xử lý nước thải hiện trạng. Cơ quan thực hiện: UBND huyện; Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.

- Dự án xây dựng 02 trạm xử lý nước thải số 2 và số 3. Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nhiệp; Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, UBND huyện Phú Quý.

- Dự án đầu tư mới 02 tàu cao tốc 200 chỗ ngồi. Cơ quan thực hiện: Sở GTVT; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT.

- Đầu tư sân bay Phú Quý. Cơ quan thực hiện: Sở GTVT; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT.

- Dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời. Cơ quan thực hiện: Sở Công thương; Cơ quan phối hợp: Sở KHĐT, UBND huyện Phú Quý.

- Dự án nhà máy lọc nước biển. Cơ quan thực hiện: Sở KHĐT; Cơ quan phối hợp: UBND huyện Phú Quý.

- Dự án xây dựng 01 bến thuyền du lịch. Cơ quan thực hiện: Sở KHĐT; Cơ quan phối hợp: Sở GTVT, UBND huyện Phú Quý.

3.1.2.4. Định hướng phát triển nhân lực du lịch Phú Quý

Huyện đảo sẽ ưu tiên đào tạo những lao động địa phương thành lao động chuyên nghiệp về ngành dịch vụ, nhất là ngành nghề hướng dẫn viên du lịch. Vì không ai có thể thấu hiểu tự nhiên, con người nơi đây bằng chính cư dân địa phương – những người đã sinh sống, gắn bó, trải nghiệm trên chính HST mà họ đang làm việc.

Trong công tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, những vấn đề này đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho du khách biết đến những sản phẩm du lịch mới trên đảo, độc đáo và hấp dẫn, biết đến những điểm đến thú vị mà còn giúp du khách lựa chọn chuyến đi phù hợp với mình.

Do đó, huyện đảo Phú Quý cần xác định công tác quảng bá, xúc tiến là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển du lịch. Cần xác định ưu tiên phát triển thị trường khách nội địa, duy trì thị trường khu vực và các trung tâm gởi khách lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên..., hướng tới tham gia xúc tiến các thị trường du lịch nội địa có thu nhập cao, có nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu văn hóa và lối sống ngư dân đảo. Và thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch biển, đảo

Theo “Chiến lược phát triển phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính Phủ, du lịch sẽ được “phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội” với định hướng “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan; bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”. Trong đó, giải pháp cụ thể về sản phẩm du lịch là “phát triển sản phẩm du lịch xanh” và “tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo,…”. Để du lịch Phú Quý trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo và nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w