Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 116 - 117)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.4. Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch

Ngày nay, môi trường biển, đảo đã bị tác động và làm ảnh hưởng do chất thải của khách du lịch. Mặt khác giao thông trên biển nếu phương tiện có chất lượng kém sẽ trực tiếp gây ra hiện tượng tràn dầu, gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và môi trường sống của các loài thủy sinh.

Trong quá trình thực thi dự án bảo tồn biển để phục hồi hệ sinh thái và các loài quý hiếm đem lại hiệu quả tốt cho việc bảo vệ môi trường, song bước đầu sẽ có ảnh hưởng bởi các hoạt động như xây nhà, làm cầu tàu, âu cảng…Môi trường sinh thái bị tác động và ảnh hưởng trực tiếp là sinh thái đất, gây xói mòn, rửa trôi dẫn đến ô nhiễm biển. Việc thi công hệ thống phao biển có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái san hô, cỏ biển. Việc thả thêm nguồn giống có thể dẫn tới việc lây nhiễm dịch bệnh. Để hạn chế tác động của du lịch đem lại, cần có một số biện pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng hệ thống thu gom rác thải:

Quy định việc thu gom rác trên biển và các tàu đánh cá trong âu, tàu du lịch. Các tàu đưa đón khách du lịch bắt buộc phải có thùng rác trên tàu, hệ thống chứa và xử lý nước thải sinh hoạt nhằm hạn chế triệt để việc gây ô nhiễm do hoạt động du lịch. Kinh phí trích từ nguồn thu vé tàu khách khi tham quan du lịch.

Hạn chế việc du khách xả rác bừa bãi nhất là các loại rác khó phân hủy như bao nilon, chai thủy tinh, ống lon…nên tăng cường đặt những thùng rác dọc đường đi kết hợp với những lời nhắc nhở và ý thức của dân cư trên đảo đồng thời là tốt công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường.

Du lịch tạo nhiều cơ hội giáo dục môi trường ngay trên tàu khi khách di chuyển ra đảo và trên đảo khi khách tham quan, du lịch qua các phương tiện như: biển báo, biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh môi trường. Với các phương tiện thông tin này, khách du lịch sẽ không quên được rằng nhiệm vụ bảo vệ môi trường của bản thân mình.

Hiện tại, phương tiện dùng cho giáo dục môi trường trên Huyện đảo còn rất thiếu và sơ sài, vì vậy cần tăng cường dùng các biển báo lớn với sơ đồ toàn Huyện đảo ngay đầu mỗi cụm dân cư, đường lớn; đặt các biển báo nhỏ với thông tin về tự nhiên, môi trường và các điểm hấp dẫn trên các con đường trên đảo, các tờ gấp, cẩm nang du lịch…Các biển bảo phải được thiết kế hài hòa với tự nhiên, đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin cần thiết, dễ nhận biết, đảm bảo về vật liệu.

Tổ chức các lớp giáo dục cho cộng đồng địa phương và du khách về việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, có cách ứng xử thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, giáo dục một số kỹ năng bảo vệ môi trường như: phòng chống cháy rừng, tu tạo và trồng rừng nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w