Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 103 - 107)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.4.2. Những mặt hạn chế

Ô nhiễm môi trường là hệ lụy đáng phải quan tâm bên cạnh sự phát triển các khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý xả thẳng ra biển. Chẳng hạn, chỉ đề cập đến quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải

rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng (bình quân 1 ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thể rắn và hàng chục nghìn m3 nước thải trong một vụ nuôi). Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như cảnh quan bị ảnh hưởng lớn bởi việc xả rác của du khách khi đến với Đảo phú quý. Rõ ràng, bài toán xử lý rác thải đi cùng với sự phát triển của kinh tế biển cần phải có sự nghiên cứu và giải pháp phù hợp.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng tiềm năng phát triển du lịch: Hiện nay tất cả các cơ sở du lịch, lưu trú cũng như hạ tầng dịch vụ thương mại của Phú Quý chưa phát triển kịp để phục vụ khách. Người dân cũng như chính quyền chỉ mới bước đầu làm quen với các dịch vụ du lịch. Hiện trên đảo chưa có một khách sạn nào đạt chuẩn có sao.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế về kỹ năng và nghiệp vụ: Hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch ở Đảo là của người Dân vì vậy lực lượng lao động được sử dụng cũng đa phần là những lao động nhàn rỗi đang sinh sống trên Đảo. Vì thế, sự giới hạn về kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng phục vụ du khách là điều không thể tránh.

Việc thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn, chưa có kết quả. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn thiếu và yếu, luồng lạch ra vào cảng Phan Thiết còn nhiều ách tắc. Đặc biệt là phương tiện giao thông để kết nối đảo với đất liền còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện phát triển chậm, mang tính tự phát.

Hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi, giải trí, hàng lưu niệm còn nhiều hạn chế. Một số sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện chưa được khai thác, phát huy đúng mức. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại địa phương còn nhiều hạn chế so với yêu cầu; việc bảo tồn sinh thái biển chưa thực hiện được; quy hoạch các điểm đến chưa rõ; các tuyến tham quan du lịch liên kết giữa đất liền với huyện chưa hình thành.

Kinh phí đầu tư các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Quản lý vệ sinh môi trường và vấn đề bảo đảm an toàn cho du khách còn nhiều bất cập...

Do vậy, đi đôi với đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng trên các điểm du lịch là công tác quảng bá hình ảnh Phú Quý trong và ngoài nước. Phú Quý cần mở rộng thêm một số loại hình du lịch và khai thác có hiệu quả loại hình du lịch vốn có như: lặn ngắm san hô, du lịch thám hiểm. Đa dạng loại hình du lịch sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng các SPDL sinh thái, thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Phú Quý trở thành điểm đến hấp dẫn trong nước và trên toàn thế giới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của huyện đảo Phú Quý đã tạo nên tiềm năng chính cho du lịch phát triển. Nếu được khai thác hợp lý, đảo Phú Quý có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước với các loại hình như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch thể thao; du lịch chữa bệnh; du lịch rạn san hô, du lịch dựa vào cộng đồng.

Tuy nhiên, du lịch của đảo Phú Quý phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên của nó, đặc biệt chưa khai thác đúng mức giá trị tiềm năng các tài nguyên du lịch tự nhiên.

Chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch của địa phương chưa thúc đẩy các ban ngành, tổ chức tham gia mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện nay, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ du lịch còn thấp. Lợi ích mà cộng đồng địa phương thu được từ hoạt động du lịch còn ít ỏi.

Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ cấp bách cùng với những định hướng đúng đắn cho phát triển du lịch đảo Phú Quý trong thời gian tới đạt kết quả tốt nhất sẽ được nêu ở chương 3 của khóa luận.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w