Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 119 - 121)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Để thu hút khách du lịch đến với Phú Quý, điều đầu tiên phải tính đến hạ tầng giao thông kết nối tỉnh Bình Thuận với các tỉnh, thành trong nước. Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận cần tranh thủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không và đường sắt, rút ngắn thời gian của du khách từ các tỉnh, thành trong nước đến Bình Thuận như: sân bay Phan Thiết, đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Nha Trang; nâng cấp quốc lộ 28B tuyến Lương Sơn – Đại Ninh kết nối với Lâm Đồng;

Về phía UBND huyện đảo Phú Quý, hiện nay các tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch đã được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận điểm tham quan được dễ dàng và thuận tiện bằng xe máy. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường biển còn nhiều hạn chế, cần tập trung kêu gọi đầu tư phát triển đội tàu trung tốc và cao tốc chất lượng cao chịu được sức gió lớn, chỉ phục vụ chở khách để rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa đảo với đất liền cũng như hạn chế phụ thuộc vào thời tiết để luôn đảm bảo số lượng khách đến đảo, đảm bảo vệ sinh, tiện nghi đáp ứng yêu cầu du lịch. Phần lớn khách du lịch có cảm giác mệt mỏi, say sóng sau 3-4 giờ lênh đênh trên tàu do mất trật tự trên tàu, làm cho khách mỏi mệt trong quãng đường dài. Cần chấn chỉnh cách phục vụ của các tàu để đảm bảo văn minh, lịch sự, thân thiện và hiếu khách, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn trên tàu phải được chú trọng, có như vậy mới thu hút được các đối tượng khách du lịch có nhu cầu cao cấp, chi tiêu cao. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích các tàu khách đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ ngày càng tốt hơn.

Đối với hoạt động tại hai đầu cảng Phan Thiết và cảng Phú Quý phải đảm bao an ninh trật tự, vệ sinh sạch sẽ, trật tự bến bãi, hướng dẫn đội bốc xếp hàng hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, lịch sự, đảm bảo an toàn lao động. Quản lý tốt các tổ, đội xe thồ tránh để xảy ra hiện tượng tranh giành khách, thu tiền với giá cao. Có chính sách thu hút người dân đầu tư xe du lịch, hoặc taxi phục vụ khách tham quan.

UBND huyện tiếp tục đầu tư nâng cấp các thiết bị thông tin liên lạc giữa đảo với đất liền, đảm bảo các vùng đều có sóng di động ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình cáp vì hiện nay chất lượng dịch vụ truyền hình cáp tại các nhà nghỉ rất kém. Hiện nay trên đảo đã có điện 24/24, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng cúp điện do thiếu điện, do đó cần khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió để đảm bảo phục vụ lượng khách du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, nước sạch là vấn đề rất nan giải tại đảo, cần huy động người dân và tạo điều kiện về vốn để xây hồ chứa nước mưa tích trữ trong nhà đủ sử dụng vào những mùa khô nắng. Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành hoặc các cơ sở dịch vụ homestay có chương trình cho du

khách trồng cây trên đảo, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn lưu lại kỉ niệm của khách du lịch khi đến hòn đảo này.

Với thực trạng về hoạt động du lịch tại huyện đảo hiện nay, cần tăng cường đầu tư phát triển loại hình lưu trú homestay trên đảo, đây là loại hình lưu trú phù hợp với đảo vì các chi phí để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn hạng sang tốn kém rất nhiều tiền do chi phí vận chuyển và mua vật liệu cũng như lượng khách không ổn định. Do đó nhiều năm nay, đã có nhiều dự án được phê duyệt, giao đất để xây dựng khu resort cao cấp, cũng như khách sạn hạng sang nhưng chủ đầu tư không thực hiện được. Một trong những phương thức để phát triển cơ sở lưu trú đảm bảo phục vụ đủ và chất lượng cho khách du lịch trong những mùa cao điểm là giữ nguyên số lượng nhà nghỉ như hiện nay. Chỉ đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao phù hợp với thị trường mục tiêu dưới dạng nhà nghỉ nhỏ nhưng tiện nghi, nhà nghỉ sinh thái. Đồng thời, cần vận động, lựa chọn tạo điều kiện về vốn và hướng dẫn người dân đầu tư các mô hình homestay gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo giữ được nét nguyên sơ đặc trưng của đảo, tránh làm tổn hại đến môi trường du lịch cũng như cơ sở hạ tầng.

Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà vệ sinh đúng quy chuẩn phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch trên địa bàn huyện. Cụ thể, cần hỗ trợ các hộ gia đình tham gia dịch vụ homestay, dịch vụ nhà hàng, quán ăn uống, giải khát xây dựng các nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch.

Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho người dân mà còn giúp hoàn thiện dần các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trong quá trình diễn ra hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng sống cũng như mang lại lợi ích cho người dân đảo.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w